9.5 C
London
Thứ Năm, Tháng Mười Một 7, 2024
Trang chủĐệ tử quyĐệ Tử Quy (P7): Chọn Lựa Tư Tưởng Là Quan Trọng Nhất

Đệ Tử Quy (P7): Chọn Lựa Tư Tưởng Là Quan Trọng Nhất

Date:

Bài Viết Liên Quan

spot_imgspot_img

Đệ Tử Quy (P7): Chọn Lựa Tư Tưởng Là Quan Trọng Nhất

Đệ Tử Quy (P7): Chọn Lựa Tư Tưởng Là Quan Trọng Nhất – Tư tưởng quyết định hành vi của chúng ta, hành vi quyết định thói quen, thói quen hình thành tính cách, tính cách quyết định vận mạng của con người.

(Tiếp theo phần trước)

7. Chọn lựa tư tưởng là quan trọng nhất – Đệ Tử Quy

Khi chúng ta thật sự có lý trí thì sẽ đưa ra chọn lựa đúng đắn. Các vị bằng hữu! Trong các chọn lựa, có một chọn lựa quan trọng nhất, đó là chọn lựa tư tưởng, chọn lựa quan niệm. Các vị bằng hữu! Tư tưởng, quan niệm hiện tại của quý vị thuộc trạng thái nào? Vì sao tư tưởng quan niệm lại quan trọng đến như vậy?

Tư tưởng quyết định hành vi của chúng ta, hành vi quyết định thói quen, thói quen hình thành tính cách, tính cách quyết định vận mạng của con người. Cho nên một người có thể có hạnh phúc hay không, từ chỗ nào thì có thể thấy được? Tư tưởng!

Tôi thường hay hỏi mọi người: “Quý vị là con cháu của Viêm Hoàng phải không?”. Vì sao không có tiếng trả lời vậy? Các vị bằng hữu! Các vị không biết hiện tại mình đang ở trong “từ đường trăm họ” hay sao? Tất cả Tổ tông đang chờ đáp án của chúng ta. Họ đang sắp rơi nước mắt rồi.

Các vị là con cháu của Viêm Hoàng (Viêm Đế và Hoàng Đế) phải không? “Vâng!”. Tốt lắm!  Một đứa trẻ có cha mẹ là người Trung Quốc, nếu như từ nhỏ lớn lên ở Mỹ thì sau khi lớn lên, chúng ta có thể bảo đảm máu huyết của nó nhất định là máu huyết chính thống của người Trung Quốc. Nhưng còn tư tưởng của nó thì sao? Vậy thì tư tưởng quan trọng hay huyết thống quan trọng?

Huyết thống không thể ảnh hưởng đến cả đời quý vị, nhưng tư tưởng sẽ ảnh hưởng đến từng cử chỉ, lời nói của quý vị. Chúng ta làm người phải chú trọng đến thực chất, không thể xem trọng hình thức. Bây giờ chúng ta kiểm điểm lại một chút, tư tưởng của chúng ta là tư tưởng của con cháu Viêm Hoàng hay là tư tưởng của ai khác? Các vị bằng hữu! Trong lòng các vị đã có đáp án chưa?

Trong xã hội hiện nay, chúng ta thấy được rõ ràng, người với người xảy ra xung đột. Hiện tại cha con có xung đột hay không? Có! Mở tờ báo ra xem có rất nhiều tình huống cha con xung đột, anh em xung đột, rất nhiều tòa án càng xây càng lớn. Vì sao vậy? Xung đột càng ngày càng nhiều, họ không xử lý kịp, nên càng xây càng to.

Tỷ lệ vợ chồng ly hôn càng ngày càng tăng cao. Người với người xung đột, đoàn thể và đoàn thể công kích lẫn nhau, phê phán lẫn nhau, xảy ra xung đột. Quốc gia với quốc gia thì sao? Hôm nay mở báo ra, nếu như quý vị không xem thấy tin tức về chiến tranh thì sẽ cảm thấy rất an ủi. Gần như mỗi ngày đều có chiến tranh xảy ra.

Các vị bằng hữu! Những xung đột này là kết quả. Mỗi ngày chúng ta nhìn thấy những kết quả này rồi than thở thì có ích lợi gì không? Không ích gì. Nếu như toàn thế giới cũng giống như một thửa ruộng, khi những cây lúa mọc lên có hình dạng xiêu vẹo, nghiêng ngả, quý vị có cần mở miệng mắng chửi những cây lúa này hay không? Mắng hết nửa ngày nó có tốt được lên hay không? Không thể tốt lên được! Có thể sau khi mắng xong, nó lập tức chết đi.

Đệ Tử Quy (P7): Chọn Lựa Tư Tưởng Là Quan Trọng Nhất
Đệ Tử Quy (P7): Chọn Lựa Tư Tưởng Là Quan Trọng Nhất

“Người giác ngộ thì sợ gieo nhân”, người giác ngộ sẽ tìm cho ra nguyên nhân, người mê hoặc chỉ biết lo sợ kết quả đó. Chúng ta lo lắng về việc sức khỏe của chúng ta không được tốt, lo lắng về sau con cái sẽ không hiếu thuận, lo lắng trước, lo lắng sau, không có chút lợi ích nào cả. Nếu chúng ta tìm ra nguyên nhân xung đột giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia, thì phải bắt tay từ nơi căn bản mới có thể giải quyết được vấn đề.

Căn bản chính là ở “tư tưởng”. Tư tưởng phổ biến của con người hiện nay đều là lấy mình làm trung tâm. Lấy mình làm trung tâm thì việc đầu tiên là nghĩ đến ai? Chính mình. Cho nên sẽ tổn người lợi mình. Cạnh tranh lên cao thì biến thành đấu tranh. Đấu tranh lại nâng lên cao thì chiến tranh. Chiến tranh lại nâng lên cao thì đến ngày tàn.

Các vị bằng hữu! Hiện tại nhìn thấy chiến tranh, quý vị có thể đứng ở giữa mà nói không nên đánh không? Có thể giải quyết được không? Tại vì sao có chiến tranh? Căn nguyên ở chỗ nào? Tư tưởng, thái độ của con người sẽ dẫn đến hành vi của họ. Câu “lấy mình làm trung tâm” mọi người có thể nghe không hiểu rõ. Tôi sẽ dùng một so sánh tương đối dễ hiểu hơn để các vị thấy, đó là tự tư.

Các vị bằng hữu! Hiện tại lấy được một thanh sô cô la thật ngon thì người đầu tiên quý vị nghĩ đến là ai? Vừa rồi chúng ta mới nói làm người phải thành tín. Việc thứ nhất quý vị nghĩ đến ai? Trong một lần giảng nọ, tôi có được ba đáp án.

Một thanh niên khoảng 30 tuổi ngồi ở hàng ghế đầu nói: “Thì mau ăn thôi!”. Anh ấy rất thành thật. Ở hai hàng ghế sau có một phụ nữ khoảng bốn mươi mấy tuổi, cô ấy nói: “Để dành cho con ăn”. Ở hàng ghế sau có một vị trưởng bối sáu mươi – bảy mươi tuổi nói: “Dâng lên cho cha mẹ ăn trước”.

Các vị bằng hữu! Người nào có hàm dưỡng văn hóa vậy? Người ba mươi mấy tuổi, người bốn mươi mấy tuổi hay là người sáu mươi – bảy mươi tuổi? Sáu mươi – bảy mươi tuổi à? Người sáu mươi – bảy mươi tuổi có khả năng là người không biết chữ, người ba mươi mấy tuổi có thể là người tốt nghiệp đại học. Do đó, học lực càng cao không có nghĩa là họ có văn hóa, không có nghĩa là họ biết cách làm người.

Tôi thường hay nói với các em học sinh: “Người tốt nghiệp đại học có văn hóa hay không?”. Chúng lập tức nói là: “Có!”. Tôi hỏi: “Bất hiếu với cha mẹ thì có văn hóa hay không?”. Chúng liền nói: “Không có!”. Tôi nói: “Tốt nghiệp đại học mà bất hiếu với cha mẹ thì có văn hóa hay không?”. Chúng không thể trả lời được, chúng đã bị tôi gạt rồi! Cho nên, nhận thức của con người bị sai lầm rồi!

Người thật sự có hàm dưỡng về văn hóa, về đạo đức thì chỉ thông qua một ý niệm của họ là chúng ta nhìn thấy rõ được. Người ba mươi mấy tuổi ý niệm đầu tiên là nghĩ đến chính mình, cho nên tự tư. Người bốn mươi mấy tuổi thì nghĩ đến con, có đúng không? Người hiện nay sẽ nói một cách khẳng khái rằng: “Đúng rồi!”.

Nếu như chúng ta quay ngược về 200 năm trước thì sẽ không thể nói như vậy, chúng ta sẽ bị người ta cười, người ta cảm thấy chúng ta không có trí tuệ. Bởi vì khi quý vị cầm được món đồ ngon mà đưa cho con trước thì đã làm ra cho trẻ một tấm gương sai lầm. Chúng sẽ nghĩ đến ai là người quan trọng nhất? Chúng là người quan trọng nhất!

Quý vị đã nuôi lớn lòng tự tư của chúng. Thế nhưng thanh sô cô la này nếu như mang đến cho ông bà, trẻ nhỏ ở bên cạnh xem thấy ông bà mỉm cười rất tươi, chúng sẽ rất cảm động. Quý vị đã dạy cho chúng đạo làm con rồi đấy.

Từ những sự việc này, chúng ta cũng nên suy xét lại, nếu như chúng ta tự tư nhiều thì không phải là con cháu của Viêm Hoàng. Tự tư nhiều là bị ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa công danh lợi lộc.

Các vị bằng hữu! Hiện nay người bị chủ nghĩa công danh lợi lộc ảnh hưởng chiếm con số bao nhiêu? Con số này vẫn đang không ngừng tăng lên.

Có nên tiếp tục tăng thêm không? Nếu như tiếp tục tăng thêm, thì vở kịch này sẽ tiếp tục diễn ra. Có thể dừng lại không? Không thể nào. Vì vậy, phải giải quyết căn bản từ chỗ nào?

Bắt đầu giải quyết từ nơi “tư tưởng” của con người. Chúng ta thường hay nói, chiến tranh có thể không xảy ra ở chỗ của tôi, tôi cũng chưa chắc là sẽ nhìn thấy tận thế. Rất nhiều người đối với ngày tận thế có cách nghĩ như thế nào? Cảm giác có thể là mấy quả bom hạt nhân phát nổ, địa cầu bị huỷ diệt thì gọi là tận thế.

Kỳ thật, tục ngữ có câu rằng: “Sống không bằng chết còn đau khổ hơn”. Cuộc sống như thế nào sẽ làm cho quý vị sống không bằng chết vậy? Quý vị có kinh nghiệm này không? Xem ra thì không có. Các vị đều rất có phước báo. Rất nhiều người có con ở bên ngoài mỗi ngày làm xằng làm bậy, mỗi ngày đều lo lắng không an, chân thật là sống mà không bằng chết, rất đau khổ. Đạo đức một khi đã suy đồi thì ngày tận thế chân thật đã đến.

Ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, có một đứa trẻ 13 tuổi nấu cơm cho cha mẹ ăn. Cha của chú ăn cơm xong liền chết ngay. Trong nhà rất nghèo, không có tiền khám nghiệm pháp y, cho nên đành đem chôn. Một thời gian sau, chú nấu cơm cho mẹ ăn, mẹ của chú ăn xong cũng chết, cũng được an táng chung với cha của chú.

Chú cúng tế cho cha mẹ xong, không một chút nhẫn nại mà nhanh chóng đem cơm và thức ăn đổ vào trong thùng rác. Người thím của chú xem thấy, trong lòng khởi lên nghi hoặc: “Đứa trẻ này vì sao đối với cha mẹ một chút tâm cung kính cũng không có vậy?”. Kết quả đứa trẻ này đi đến nói với thím rằng: “Cha mẹ của con đã mua bảo hiểm phải không?”. Thím của chú nghe xong rất cảnh giác, lập tức báo cảnh sát xử lý. Kết quả đích thực là chính tay chú đã giết chết cha mẹ. Vì cái gì vậy?

Tiền bảo hiểm đó chỉ có mười ngàn Nhân Dân Tệ, không nhiều, nhưng đã giết chết hai mạng người. Hơn nữa, đây không phải là mạng người thông thường, mà là cha mẹ của chú. Vì sao chú muốn lấy tiền bảo hiểm? Bởi vì chú muốn mua một cái điện thoại.

Các vị bằng hữu! Sức mạnh của dục vọng có mạnh không? Rất mạnh, khiến cho tâm trí mê muội. Chúng ta dạy con cái trưởng dưỡng dục vọng của chúng hay là trưởng dưỡng đức hạnh của chúng? Việc này có sự khác biệt rất lớn. Nếu như quý vị dạy bảo con cái để chúng hiểu được hiếu đạo, hiểu được phải làm tròn bổn phận, thì việc chúng đi học là trách nhiệm của chúng, chúng sẽ đi học với cảm giác rằng để cho cha mẹ không lo lắng.

là nuôi lớn đức hạnh của chúng. Nếu như chúng đi học mà quý vị nói: “Hôm nay con đi thi đứng ba hạng đầu thì cha sẽ dẫn con đi ăn McDonald’s”. Lên cấp hai thì quý vị nói: “Thi xếp ba thứ hạng đầu thì sẽ cho con cái máy ảnh kỹ thuật số”. Khi lên đại học thì quý vị nói: “Nếu con thi đậu đại học sẽ cho con một bộ vi tính”. Chúng ta dẫn dắt con trẻ như vậy là đang nuôi lớn dục vọng của chúng. Chúng không nhìn thấy được bổn phận, cái chúng muốn là dục vọng của chúng.

Có một đứa con khi thi đậu lên cấp ba liền nói với cha mẹ của chúng: “Cha mẹ ơi, cha mẹ phải mua cho con mấy bộ quần áo hàng hiệu”. Cha mẹ chúng cảm thấy rất khó hiểu, hỏi: “Tại sao vậy?”. Chúng nói: “Bởi vì con thi đậu cấp ba rồi, cha mẹ đã tiết kiệm được rất nhiều tiền lo lót”.

Bởi vì chúng đã thi đậu cấp ba nên cha mẹ không cần phải giúp chúng mua tấm bằng cấp ba, chúng cảm thấy mình rất có công lao, đã giúp cha mẹ tiết kiệm được rất nhiều tiền, vì vậy cha mẹ phải đền đáp chúng, mua cho chúng mấy bộ quần áo hàng hiệu. Cha mẹ của chúng sau khi nghe xong, trong lòng cảm thấy thế nào? Cũng giống như phản ứng của các vị đây vậy, đành lắc đầu. Thế nhưng nếu sớm biết có ngày hôm nay thì sao?

Vì sao đứa trẻ lại có thái độ này? Họ đã dùng vật chất thúc đẩy chúng, dùng vật chất dạy con cái ra như vậy. Chúng đã bị vật chất hóa thì sẽ rất tự tư, tự lợi. Do đó, nếu chúng ta không muốn đạo đức suy đồi thì phải bắt đầu từ chính mình mà làm.

Hết phần 7. Xin xem tiếp phần 8

PHẬT TỬ THẤY TỐT, CÓ ÍCH CHO NGƯỜI CHO MÌNH XIN CHIA SẺ BÀI VIẾT
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Ngưỡng nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm gia hộ cho kẻ mù Được thấy, kẻ Điếc Được nghe, người Đau khổ Được an vui.
--------------------------------------
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
--------------------------------------

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once

Bái viết mới nhất

spot_img