8.6 C
London
Thứ Năm, Tháng Mười Một 14, 2024
Trang chủĐệ tử quyĐệ Tử Quy Chương IV: "Nghe Khen Sợ, Nghe Lỗi Vui"

Đệ Tử Quy Chương IV: “Nghe Khen Sợ, Nghe Lỗi Vui”

Date:

Bài Viết Liên Quan

spot_imgspot_img

Đệ Tử Quy Chương IV: “Nghe Khen Sợ, Nghe Lỗi Vui”

Đệ Tử Quy Chương IV: “Nghe Khen Sợ, Nghe Lỗi Vui”. Chúng ta cũng thấy rằng, nếu một người làm vua vô cùng khoan hồng độ lượng, có thể tiếp nhận lời can gián của quần thần, thì tất nhiên có thể khiến cho những trung thần, những hiền thần này đều dụng tâm chỉ ra khuyết điểm của họ, khiến cho chính sách của họ có thể đem lại lợi ích chân thật cho nhân dân.

4.8 Kinh văn – Đệ Tử Quy

“Văn quá nộ, văn dự lạc; tổn hữu lai, ích hữu khước. Văn dự khủng, văn quá hân; trực lượng sĩ, tiệm tương cận”.

Nghe lỗi giận, nghe khen vui; bạn xấu đến, bạn hiền đi. Nghe khen sợ, nghe lỗi vui; người hiền lương, dần gần gũi”.

(Tiếp phần trước)

4.8.2 “Nghe khen sợ, nghe lỗi vui, người hiền lương, dần gần gũi

Chúng ta cũng thấy rằng, nếu một người làm vua vô cùng khoan hồng độ lượng, có thể tiếp nhận lời can gián của quần thần, thì tất nhiên có thể khiến cho những trung thần, những hiền thần này đều dụng tâm chỉ ra khuyết điểm của họ, khiến cho chính sách của họ có thể đem lại lợi ích chân thật cho nhân dân.

Cũng như vậy, chúng ta là người làm thầy cô, người làm cha mẹ, khi học trò hay con cái chỉ ra khuyết điểm của chúng ta thì chúng ta cũng phải khiêm tốn mà tiếp nhận. Khi thừa nhận lỗi lầm với con trẻ, trong tâm của rất nhiều người lớn liền nghĩ: “Như vậy thì hình như tôi đã thấp đi một bậc rồi thì phải?”. Thật ra thì hoàn toàn ngược lại.

Khi chúng ta làm thầy mà có sai lầm, ví dụ như phạm phải một câu nào trong “Đệ Tử Quy” thì chúng ta lập tức nói với học trò: “Thầy đã sai ở chỗ này rồi, thầy phải sửa chữa lại, thầy sẽ cũng học tập với các em”. Khi một người thầy chịu nhận sai thì có thể nhìn thấy được sự tôn trọng của học trò đối với thầy.

Khi một người biết nhận sai thì đó là đức hạnh. “Con người không phải là Thánh Hiền, có ai mà không có lỗi. Có lỗi mà biết sửa thì thiện nào bằng”. Cho nên, người lớn mà chủ động sửa sai, chủ động sửa đổi lỗi lầm thì cũng sẽ dẫn dắt được nếp sống của cả đoàn thể có dũng khí nhận sai.

Khi bên cạnh chúng ta có rất nhiều bạn bè có thể chủ động cho chúng ta lời khuyên bảo, thì cuộc đời của chúng ta giống như đã có thêm rất nhiều đôi mắt sáng suốt giúp chúng ta nhìn đường rồi. Bởi vì mỗi người chỉ có hai con mắt, có lúc nhìn phía trước nhưng không nhìn thấy bên cạnh, cũng không nhìn thấy sau lưng.

Khi bạn có tâm khiêm tốn tiếp nhận lời khuyên ngăn của người khác thì tự nhiên sẽ có rất nhiều người giúp đỡ bạn. Bởi vậy chúng ta nói, mai, lan, trúc, cúc là bốn quân tử, là đại biểu cho đức hạnh của người quân tử.

Cây trúc vì sao lại đại biểu cho đức hạnh của người quân tử? Bởi vì ruột của cây tre cây trúc trống rỗng, thường khiêm tốn tiếp nhận lời khuyên chính đáng. Chúng ta “thấy người tốt, nên sửa mình”, vậy thấy vật tốt thì sao? Nên sửa mình. Vì vậy, người xưa không chỉ học tập người khác mà còn học tập vạn vật. Khi nhìn thấy cái đức của vạn vật thì cũng hồi quang phản chiếu tu sửa chính mình.

Tôi đã từng hỏi các học trò của mình: “Cây trúc có đức hạnh gì? Các em có thể học tập ở cây trúc những gì?”. Tôi để cho chúng tự mình có thể quan sát. Quý vị bằng hữu có thể học tập được những gì từ cây trúc? Việc học tập này phải biết khéo học.

Hơn nữa, trong lúc học tập có một mấu chốt rất quan trọng là con người phải có ngộ tính. Có ngộ tính thì mới có thể học một biết mười, có thể mỗi khi tiếp xúc với tất cả người, sự và vật đều là đang tu dưỡng chính mình, đang nâng cao chính mình.

Ngoài việc có tâm khiêm tốn ra, còn điều gì nữa? Chúng ta nhìn thấy hình dáng bên ngoài của cây trúc, có khi nào chúng ta nhìn thấy chỉ có một cây trúc hay không? Không, đều thấy một bụi trúc. Bởi vì cả một bụi, nên mỗi một cây trúc đều mọc rất thẳng. Giống như bên cạnh bạn đều là người chính trực, thì tin chắc rằng bạn có muốn nghiêng cũng nghiêng không được.

Đây cũng là tầm quan trọng của hoàn cảnh. Cho nên mẹ của Mạnh Tử mới phải chuyển nhà ba lần. Dù Mạnh Tử có căn cơ tốt như vậy, có tố chất tốt như vậy, nhưng cũng cần phải có một hoàn cảnh tốt đẹp để bồi dưỡng. Bởi vậy, người làm cha mẹ chúng ta cũng phải cung cấp cho con cái một hoàn cảnh học tập thật sự tốt.

Chúng ta tiến thêm một bước nữa để xem cây trúc này. Nó mọc lên từng đốt, từng đốt một. Đây là đại biểu cho cuộc đời con người không thể nào luôn thuận buồm xuôi gió, mà tất nhiên sẽ gặp phải một số thử thách. Khi đối mặt với những thử thách này thì nhất định phải dũng mãnh đột phá tiến về phía trước. Cây trúc cũng đột phá qua cửa ải của từng đốt, từng đốt một, cũng là phải có thái độ kiên nhẫn để đối diện với cuộc đời.

Rất nhiều em học trò nêu ra đáp án cũng khiến cho chúng ta phải kinh ngạc. Có một em học trò nói thế này: “Thưa thầy! Cây trúc có tinh thần vì người khác phục vụ”. Tôi hỏi: “Vì sao em lại nói như vậy?”. Em đó nói: “Bởi vì măng của nó có thể ăn, thân của nó có thể làm nhà, lá của nó có thể dùng để gói bánh. Vì vậy, tất cả bộ phận của nó đều có thể cống hiến”. Chúng ta nghe đến chỗ này cũng cảm thấy hổ thẹn. Chúng ta có được cái tinh thần hy sinh phụng hiến giống như cây trúc không?

Chúng ta phải có thái độ khiêm cung đối với tất cả người, sự và vật, có thể tiếp nhận những lời khuyên ngăn, có thể học tập, thì cuộc đời chúng ta sẽ có thể tăng thêm rất nhiều trợ lực. Cho nên phải “nghe khen sợ, nghe lỗi vui, người hiền lương, dần gần gũi”. Khi chúng ta có thái độ như vậy thì dường như cỏ cây cũng có tình, cũng mỉm cười với chúng ta.

Nghe khen sợ, vì sao nghe lời khen tặng của người khác thì chúng ta phải có thái độ đề phòng lo sợ vậy? Bởi vì tài năng và thành tựu của chúng ta tuyệt đối không phải là năng lực của một người mà có thể đạt được.

Ví dụ như toàn bộ quá trình trưởng thành của chúng ta đều do cha mẹ nuôi dưỡng, giáo dục và rất nhiều người khác đã quan tâm chỉ dạy chúng ta, chúng ta mới có thể hình thành nên được năng lực như vậy. Cho nên, khi chúng ta có được thành tựu gì thì đầu tiên nhất định phải nghĩ đến những công lao này đều thuộc về họ. Như vậy thì chúng ta mới không tự đánh giá mình quá cao.

Hơn nữa, ví dụ như nói thành tích trong khóa học của chúng ta đều là sự hiệp trợ giúp đỡ của nhiều người. Khóa học trong mấy ngày này của chúng ta có rất nhiều người đến rất khuya mới ngủ, sáng hôm sau lại phải thức dậy rất sớm để chuẩn bị mọi việc, lại phải thức dậy nấu cơm cho chúng ta ăn.

Thành tựu của một việc đều do rất nhiều người bỏ công, bỏ sức mới có thể đạt được, vì vậy chúng ta cũng phải luôn cảm ân những người đã bỏ tâm sức này. Khi chúng ta có được cái tâm như vậy thì sẽ không vì nghe lời khen mà vui, ngược lại sẽ cảm thấy nơm nớp lo sợ, phải nhanh chóng tận tâm tận lực làm cho tốt vai trò của mình để hồi đáp lại sự cố gắng của rất nhiều người.

Xin mời xem tiếp phần sau: Lỗi vô ý, gọi là sai. Lỗi cố ý, gọi là tội”

PHẬT TỬ THẤY TỐT, CÓ ÍCH CHO NGƯỜI CHO MÌNH XIN CHIA SẺ BÀI VIẾT
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Ngưỡng nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm gia hộ cho kẻ mù Được thấy, kẻ Điếc Được nghe, người Đau khổ Được an vui.
--------------------------------------
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
--------------------------------------

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once

Bái viết mới nhất

spot_img