6.6 C
London
Thứ Năm, Tháng Một 16, 2025
Trang chủĐệ tử quyĐệ Tử Quy Chương IV: "Nếu Quần Áo, Không Bằng Người, Không...

Đệ Tử Quy Chương IV: “Nếu Quần Áo, Không Bằng Người, Không Nên Buồn” (P1)

Date:

Bài Viết Liên Quan

spot_imgspot_img

Đệ Tử Quy Chương IV: “Nếu Quần Áo, Không Bằng Người, Không Nên Buồn”

Đệ Tử Quy Chương IV: “Nếu Quần Áo, Không Bằng Người, Không Nên Buồn” (P1). Chúng ta phải hiểu được rằng cuộc sống không chỉ là không ngừng theo đuổi hưởng thụ vật chất. Nếu như là cha mẹ mà chỉ biết đặt chữ “tiền” ở vị trí đầu tiên, thì những đứa con mà họ dạy ra cũng sẽ đặt tiền ở vị trí đầu tiên, chúng sẽ trọng lợi, khinh nghĩa.

4.7. Kinh văn – Đệ Tử Quy

“Duy đức học, duy tài nghệ. Bất như nhân, đương tự lệ. Nhược y phục, nhược ẩm thực. Bất như nhân, vật sanh thích”.

“Chỉ đức học, chỉ tài nghệ, không bằng người, phải tự gắng. Nếu quần áo, hoặc ăn uống, không bằng người, không nên buồn”.

(Tiếp phần trước)

4.7.2 “Nếu quần áo, hoặc ăn uống, không bằng người, không nên buồn

Chúng ta phải hiểu được rằng cuộc sống không chỉ là không ngừng theo đuổi hưởng thụ vật chất. Nếu như là cha mẹ mà chỉ biết đặt chữ “tiền” ở vị trí đầu tiên, thì những đứa con mà họ dạy ra cũng sẽ đặt tiền ở vị trí đầu tiên, chúng sẽ trọng lợi, khinh nghĩa. Đến lúc đó chúng sẽ tranh tiền tài với ai? Chúng sẽ tranh với cha mẹ. Cho nên người tính không bằng trời tính.

Chúng ta cũng phải suy nghĩ một chút: Đối với ăn uống, đối với áo quần, thậm chí đối với nơi ở, có phải có được tất cả sự hưởng thụ vật chất thì thật sự có được đời sống tốt đẹp không? Nếu như một người cả đời đều theo đuổi vật chất, sau đó họ chân thật rất vui vẻ, thì tôi cũng không có gì để nói, tôi cũng thành toàn cho họ, cổ vũ họ.

Nhưng vấn đề không phải vậy. Người mà chân thật chỉ hoàn toàn theo đuổi vật chất thì nội tâm của họ rất trống rỗng, họ luôn luôn so sánh mình với người khác. Họ thấy người ta mua xe mới thì trong lòng cảm thấy vô cùng khó chịu. Đó gọi là tự tìm phiền muộn, tự chuốc lấy phiền phức.

Xin hỏi: “Mua được một bộ quần áo mới thì vui mừng trong bao lâu?”. Một phút thôi à? Không đến nỗi thê thảm như vậy! Họ vui mừng được ba ngày, nhưng có thể khi thanh toán thì đã mất đi một nửa tiền lương tháng đó. Cho nên họ vui mừng trong ba ngày thì đau khổ trong một tháng.

Hơn nữa, sau khi mua về thì hôm sau họ lập tức mặc đến công ty và nói với đồng nghiệp là: “Mọi người có thấy tôi hôm nay có gì khác với mọi ngày không?”. Nếu như gặp phải đồng nghiệp hồ đồ mà trả lời: “Có à? Có khác sao?”, thì có phải là họ sẽ rất giận đồng nghiệp không? “Mình tốn bao nhiêu tiền như vậy mà anh ấy lại không phát hiện ra”.

Như vậy là hết vui rồi. Hơn nữa, họ còn khổ sở bởi vì người khác không nhìn thấy họ. Luôn luôn sợ được sợ mất. Cho nên niềm vui này gọi là hoại khổ, chỉ vui trong chốc lát rồi sau đó chịu đau khổ. Niềm vui mà con người theo đuổi đều là hư ảo, không có thật.

Niềm vui nào mới có thể làm cho con người vô cùng hạnh phúc, cảm thấy vô cùng đầy đủ, đồng thời là niềm vui từ trong nội tâm tỏa ra ngoài? Đó là niềm vui gì? “Làm điều thiện là vui nhất”. Còn nữa, trong “Luận Ngữ” có câu: “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ!”. Niềm vui của sự trưởng thành sẽ khiến quý vị có được pháp hỷ sung mãn cả một đời.

Khóa học trong mấy ngày này của chúng ta đều nói đến việc thận trọng trong lời ăn tiếng nói. Chúng ta cũng phải đặc biệt cẩn thận đến rất nhiều chi tiết nhỏ khi chung sống với người khác, chúng ta phải hết sức cung kính.

Đệ Tử Quy Chương IV: "Nếu Quần Áo, Không Bằng Người, Không Nên Buồn"
Đệ Tử Quy Chương IV: “Nếu Quần Áo, Không Bằng Người, Không Nên Buồn”

Cho nên ông bà chúng ta có một câu châm ngôn nói rằng: “Thanh thiên bạch nhật đích khí tiết, tự án thất ốc lậu trung bồi lai; hoàn càn chuyển khôn đích kinh luận, tự lâm thâm lý bạc xứ đắc lực”.

Ý câu này nói với chúng ta rằng, khí tiết hết sức trong sạch của một người được bắt đầu bồi dưỡng từ việc khi họ ở một mình, khi họ ở những nơi mà người khác không nhìn thấy, nhưng lời nói và việc làm của họ đều như nhau, từ đó mới có thể bồi dưỡng ra khí tiết như vậy. Vì vậy, những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống cũng là đại học vấn.

“Hoàn càn chuyển khôn” nghĩa là năng lực có thể xoay chuyển càn khôn, từ đâu bắt đầu cắm rễ? Từ “lâm thâm lý bạc”, từ việc họ đối diện với mỗi một người, mỗi một sự vật đều có thể cung kính, đều có thể cẩn thận đối đãi, thì họ mới có thể làm được việc đại sự về sau. Bởi vì những thái độ cẩn thận này của họ đã được tích lũy lại từng chút, từng chút một.

Xin mời xem tiếp phần sau:Nếu Quần Áo, Không Bằng Người, Không Nên Buồn” (P2)

PHẬT TỬ THẤY TỐT, CÓ ÍCH CHO NGƯỜI CHO MÌNH XIN CHIA SẺ BÀI VIẾT
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Ngưỡng nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm gia hộ cho kẻ mù Được thấy, kẻ Điếc Được nghe, người Đau khổ Được an vui.
--------------------------------------
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
--------------------------------------

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once

Bái viết mới nhất

spot_img