12.4 C
London
Chủ Nhật, Tháng Mười Một 3, 2024
Trang chủĐệ tử quyĐệ Tử Quy Chương IV: "Phàm Nói Chuyện, Nói Trọng Điểm, Chớ...

Đệ Tử Quy Chương IV: “Phàm Nói Chuyện, Nói Trọng Điểm, Chớ Nói Nhanh”

Date:

Bài Viết Liên Quan

spot_imgspot_img

Đệ Tử Quy Chương IV: “Phàm Nói Chuyện, Nói Trọng Điểm, Chớ Nói Nhanh”

Đệ Tử Quy Chương IV: “Phàm Nói Chuyện, Nói Trọng Điểm, Chớ Nói Nhanh”. Giữa người với người khi nói chuyện đều có sự ảnh hưởng qua lại rất lớn, cho nên chúng ta cần phải học cách nói chuyện.

4.4. Kinh văn – Đệ Tử Quy

“Phàm đạo tự, trọng thả thư. Vật cấp tật, vật mô hồ”.

Phàm nói chuyện, nói trọng điểm, chớ nói nhanh, chớ mơ hồ”.

Giữa người với người khi nói chuyện đều có sự ảnh hưởng qua lại rất lớn, cho nên chúng ta cần phải học cách nói chuyện. Vậy quý vị đã học cách nói chuyện chưa? Chưa à? Quý vị có muốn lên đây thử không? Rèn luyện nhiều sẽ tốt. Cho nên cách nói chuyện phải được rèn luyện từ nhỏ. Tôi đã không được rèn luyện từ nhỏ, bởi vì lúc nhỏ tài năng của tôi khá kém cỏi, tôi chưa từng tham gia một kỳ thi diễn giảng hay cuộc thi đọc diễn cảm nào.

Đối với tôi mà nói, tôi không có duyên với những việc này. Sau đó, khi tôi vào đại học thì tâm cảnh học tập của tôi mới được khai mở. Lúc đó tôi đã học được một số kiến thức về sức khỏe, tôi cảm thấy sức khỏe đối với con người rất quan trọng, cho nên tôi tìm một, hai sinh viên lớp dưới ở trong tiệm bán hồng trà gần trường học (thường là ở tiệm dưới lầu), sau đó tôi nói với họ: “Các bạn có thể đến nghe tôi nói chuyện không?”.

Tôi hẹn với họ đến tiệm hồng trà và bắt đầu giảng cho họ nghe về những chủ đề: “Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe con người”, “Tầm quan trọng của sự giao tiếp đối với con người”. Tôi bắt đầu luyện tập với hai, ba người như vậy.

Sau đó tôi đến Hải Khẩu, cô giáo Dương đã nói với tôi, nếu có cơ hội thì dù chỉ có hai người, ba người nghe cũng phải giảng. Tôi đã kính cẩn vâng lời của cô, tôi đều diễn giảng như vậy liên tục một trăm lần. Sau này, khi đã giảng hơn một trăm lần thì tôi đi Thẩm Quyến. Kết quả, trong khoảng nửa năm tôi đã giảng được hai trăm, ba trăm lần. Sau đó vào tháng bảy gần đây, chúng tôi bắt đầu tổ chức những buổi diễn giảng có tính toàn quốc. Tôi cứ rèn luyện như vậy.

Việc diễn giảng cũng cần phải “không sợ khó”, giảng nhiều sẽ tự nhiên thành thục. Tuy nhiên, khi diễn giảng cũng phải xem chúng ta có cái tâm gì. Quan trọng nhất là có thể đem lại lợi ích cho người khác, nếu không sẽ trở thành: “Nói nhiều lời, không bằng ít”. Cho nên chúng tôi đã giảng giải ở khắp mọi nơi.

Các thầy cô trong trung tâm của chúng tôi cũng thường xuyên cho các học sinh cơ hội lên đài diễn giảng. Việc này không chỉ rèn luyện việc diễn giảng mà còn rèn luyện oai nghi cho các em. Phải “đi thong thả, đứng thẳng ngay, chào cúi sâu, lạy cung kính”. Khi các em lên đài diễn giảng, trước tiên tự giới thiệu bản thân, sau đó phải nói về tuần vừa rồi ở nhà các em đã làm được những việc gì hiếu thuận với cha mẹ.

Bởi vì khi mỗi em tự kể về những việc làm của mình thì có thể khiến cho các em học sinh khác cảm thấy “thấy người tốt, nên sửa mình”.

Quý vị bằng hữu, “Đệ Tử Quy” học ở đâu vậy? Ở ngay trong sinh hoạt của đời sống, thời thời khắc khắc đều áp dụng được. Cho nên khi các em vừa bước lên đài liền cúi người chào, sau đó mới giới thiệu về bản thân: “Em tên là …, năm nay em …. tuổi”. Lúc này quý vị có thể nhìn thấy có khi tay của các em không tự kiểm soát, sẽ quơ tới lui như thế này, còn miệng thì có khi nói không được rõ ràng.

Khi các em nói chuyện không rõ ràng thì phải làm sao? Quý vị hãy cho các em thêm thời gian: “Nào! Hãy làm lại một lần nữa”, để các em luyện tập nhiều lần đến khi nào làm được mới thôi. Như vậy chúng ta sẽ rèn luyện được lòng can đảm và sự hiểu biết cho các em.

Đệ Tử Quy Chương IV: "Phàm Nói Chuyện, Nói Trọng Điểm, Chớ Nói Nhanh"
Đệ Tử Quy Chương IV: “Phàm Nói Chuyện, Nói Trọng Điểm, Chớ Nói Nhanh”

Âm điệu của lời nói phải “chớ nói nhanh, chớ mơ hồ”. Phần trước trong “Đệ Tử Quy” cũng đã nói rất nhiều đến thái độ và phương pháp khi nói chuyện. Còn câu nào khác nói về thái độ và phương pháp khi nói chuyện nữa không? “Trước người lớn, phải nói nhỏ, nhỏ không nghe, không đúng phép”. Do đó, âm lượng nên vừa phải, không nên nói quá to, cũng không nên nói quá nhỏ. Còn có câu “khi hỏi đáp, mắt nhìn thẳng”.

Khi nói chuyện với người khác mắt phải nhìn vào đối phương nhằm biểu hiện sự tôn trọng. Những chi tiết nhỏ này quý vị cũng phải lưu ý, phải luyện tập. Luyện tập khoảng ba, bốn tuần thì tự nhiên sẽ đi vào nề nếp, quy củ.

Có một em học sinh nữ là người hướng nội, nhưng chúng tôi đã rèn luyện cho em. Sau đó vài tháng, em học sinh có tâm lý hướng nội này đã tham gia cuộc thi diễn giảng và còn dành được giải thưởng. Vì vậy, mẹ của em rất vui mừng. Giả như con cái của quý vị không dám nói chuyện, quý vị ở nhà cũng có thể tự mình hướng dẫn chúng được. Người cha trước tiên hãy làm mẫu rồi cùng con mình luyện tập, chúng nhất định sẽ làm rất vui vẻ. Con trẻ muốn quý vị làm trước rồi chúng mới làm theo, như vậy thì chúng mới tâm phục.

Ngoài việc huấn luyện cho các con khả năng nói chuyện, trong quá trình giao tiếp với người khác chúng ta cũng phải thường xuyên xem xét bản thân mình lúc nói chuyện có nói nhanh quá không. Nếu như nói nhanh quá, người khác nghe sẽ rất vất vả. Nếu như họ lại bị bệnh tim thì sẽ khá nguy hiểm. Có rất nhiều người nói là: “Tôi đã nói chậm lắm rồi đấy!”.

Nói như vậy có được không? Không thể dùng tiêu chuẩn của chính mình mà phải dựa theo tiêu chuẩn “người khác có thể tiếp thu được hay không?”. Hơn nữa, mục đích của cuộc nói chuyện đương nhiên là để cho người khác nghe, không phải để cho mình nói.

Ví dụ như chúng ta nói chuyện qua điện thoại với đồng nghiệp, với cấp trên, có thể đang bàn đến một vài chuyện công, cấp trên yêu cầu chúng ta xử lý việc gì đó mà cấp trên nói chuyện quá nhanh, quý vị nghe không rõ, lúc đó chúng ta nên làm thế nào?

Nếu như chúng ta và cấp trên chưa thân lắm thì không nên trực tiếp nói thẳng là: “Sao ông nói nhanh quá vậy!”. Chúng ta có thể lùi một bước nói với cấp trên là: “Xin hỏi, những điều ông vừa nói lúc nãy có phải là như vậy, như vậy không?”. Chúng ta đem lời họ vừa nói nhắc lại một lần cho họ nghe. Nếu quý vị nghe nhầm thì họ sẽ lập tức nhắc lại câu mà họ vừa nói.

Nếu quý vị cứ miễn cưỡng nghe, đến lúc có sự sai lệch thì cấp trên cũng không cảm thấy là do họ nói quá nhanh, mà nhất định họ sẽ nói quý vị làm việc không tốt. Do đó, chúng ta phải hình thành một thói quen là cho dù ai giao cho ta việc gì, trước khi cúp điện thoại chúng ta phải nhắc lại một lượt cho họ nghe, như vậy mới không bị sơ sót. Nhiều khi do một câu hiểu sai mà toàn bộ sự việc phải làm lại từ đầu.

Cuộc đời của con người thì “thời gian là vàng bạc”, nên chúng ta quyết không thể vì một câu nói sơ suất mà làm mất rất nhiều thời gian của người khác. Như vậy là không tốt! Cho nên chúng ta cũng phải cẩn thận khi đối xử.

Vừa rồi chúng ta có nhắc đến việc phải xác nhận lại lời nói một lần, và cũng nên để cho các con tập thói quen này ngay từ khi chúng còn nhỏ. Tin rằng ngay từ bé trẻ nhỏ đã có thói quen này thì khi thầy giáo có giao cho chúng làm việc gì chúng cũng sẽ hỏi: “Thưa thầy! Ý của thầy có phải như vậy không?”. Tôi tin rằng những thầy giáo và phụ huynh này khi thấy trẻ nhỏ biết cư xử như vậy thì nhất định họ sẽ rất vui vì thấy chúng đáng được tin cậy.

Xin mời xem tiếp phần sau: “Kia nói phải, đây nói quấy; không liên quan, chớ để ý”

PHẬT TỬ THẤY TỐT, CÓ ÍCH CHO NGƯỜI CHO MÌNH XIN CHIA SẺ BÀI VIẾT
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Ngưỡng nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm gia hộ cho kẻ mù Được thấy, kẻ Điếc Được nghe, người Đau khổ Được an vui.
--------------------------------------
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
--------------------------------------

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once

Bái viết mới nhất

spot_img