8.6 C
London
Thứ Năm, Tháng Mười Một 14, 2024
Trang chủĐệ tử quyĐệ Tử Quy Chương II: "Gọi Người Lớn, Chớ Gọi Tên"

Đệ Tử Quy Chương II: “Gọi Người Lớn, Chớ Gọi Tên”

Date:

Bài Viết Liên Quan

spot_imgspot_img

Đệ Tử Quy Chương II: “Gọi Người Lớn, Chớ Gọi Tên”

Đệ Tử Quy Chương II: “Gọi Người Lớn, Chớ Gọi Tên”. Khi xưng hô với người lớn không nên trực tiếp gọi tên tuổi của họ ra, đây cũng là một loại tâm cung kính.

4. Kinh văn – Đệ Tử Quy

“Xưng tôn trưởng, vật hô danh. Đối tôn trưởng, vật hiện năng.

“Gọi người lớn, chớ gọi tên. Với người lớn, chớ khoe tài”.

4.1 “Gọi người lớn, chớ gọi tên” – Đệ Tử Quy

Khi xưng hô với người lớn không nên trực tiếp gọi tên tuổi của họ ra, đây cũng là một loại tâm cung kính. Tôi còn nhớ khi ở nhà, tôi xưng hô với hai người chị đều gọi là chị cả, chị hai. Bỗng nhiên có bạn bè hoặc bạn học hỏi tôi rằng: “Chị của bạn tên là gì?”, khi nói tên của chị mình ra, tôi cảm thấy không thoải mái, dường như cảm thấy có một chút không tôn kính.

Do đó, không nên xem thường cách xưng hô này, gọi càng lâu sẽ càng thân mật. Xưng hô là “chị”, “anh” thì giữa người và người với nhau sẽ ngày càng thân mật. Nhưng nếu như gọi thẳng tên ra, ví dụ vợ chồng xưng hô với nhau cũng chỉ có ba chữ (nghĩa là tên một người gồm ba chữ, ví dụ Quách Phú Thành – lời người dịch), gọi ba chữ lâu rồi thì bầu không khí sẽ càng ngày càng lạnh nhạt, thậm chí có khi càng gọi càng nổi giận.

Do đó, cách xưng hô chúng ta cũng cần phải dùng “chú”, “bác”, “dì” để xưng hô đối với người lớn. Ra ngoài xã hội, ví dụ chúng ta gọi: “Giám đốc Trần”, “Chủ tịch Trần”, xưng hô như vậy người ta nghe sẽ thoải mái, mà mình cũng không đến nỗi mạo phạm người khác.

Thời nay, bọn trẻ ở nhà hay ở trường cũng cần phải thực hiện thái độ này. Ví dụ nói chúng ta làm giáo viên, giữa đồng nghiệp với nhau, đứng trước mặt các em không nên trực tiếp gọi “Thầy Lễ Húc” hoặc “Thầy gì gì đó”. Không nên xưng hô như vậy, bởi vì như vậy cũng là đang gọi tên của giáo viên. Cần phải xưng hô là “Thầy Trần”, “Thầy Thái”.

Đây cũng là làm gương cho các em xem. Tuy giữa người lớn chúng ta với nhau xưng hô có thể thân mật một chút, nhưng trẻ nhỏ phải học tập thái độ khiêm cung từ nhỏ, cho nên người làm giáo viên như chúng ta cũng nên chú ý đến chi tiết nhỏ này. Đây là “gọi người lớn, chớ gọi tên”.

Đệ Tử Quy Chương II: "Gọi Người Lớn, Chớ Gọi Tên"
Đệ Tử Quy Chương II: “Gọi Người Lớn, Chớ Gọi Tên”

Người phương Đông bị ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Người phương Tây xưng hô với cha mẹ của mình đều trực tiếp gọi tên, nên rất nhiều người cảm thấy mặt trăng phương Tây tương đối tròn [hơn mặt trăng ở phương Đông].

Chúng tôi có một người bạn, anh xem trong sách nói có thể trực tiếp gọi tên, cuối cùng anh bảo con gái gọi thẳng tên họ của cha mẹ. Sau khi gọi được mấy năm, lúc tôi đến Hải Khẩu dạy “Đệ Tử Quy” thì anh mới biết là sai rồi! Con gái của anh nói chuyện với anh đã ngang hàng với anh. Đến lúc này rất khó hướng dẫn. Vì vậy, xưng hô phải có lớn nhỏ, có tôn ti trật tự. Lễ nghi này không thể bỏ qua.

4.2 “Với người lớn, chớ khoe tài” – Đệ Tử Quy

Buổi sáng chúng ta cũng có nhắc đến trẻ nhỏ học để nâng cao tài năng thì chúng ta phải hướng dẫn chúng mục đích của có tài năng là gì? Học tập nhiều tài năng như vậy, mục đích cuối cùng là vì cái gì? Quý vị bằng hữu! Quý vị dắt con cái đi học nhiều tài năng như vậy để làm gì? Điều này rất quan trọng. Mục đích của quý vị sẽ dẫn dắt con cái đi theo phương hướng này.

Có một em học trò của tôi học lớp sáu mà học thêm đến bốn môn. Tôi nghĩ, chỉ cần em vào lớp chăm chỉ lắng nghe thì nhất định không cần phải học thêm nhiều như vậy. Tôi liền gọi em lại để trao đổi . Tôi nói: “Em học thêm bốn môn là quá nhiều! Hay là trước tiên em chỉ học thêm hai môn thôi?”. Cuối cùng em bé gái này nói: “Thầy ơi! Không được. Ở dãy phố chúng em ai cũng học thêm bốn môn hết”.

Quý vị xem, mục đích các em đi học thêm là gì vậy? Người khác đều đi học thêm, ta không được phép thua người ta. Cũng vậy, hiện nay học nhiều tài nghệ như vậy mục đích ở chỗ nào? Là người ta biết đàn piano, ta không biết không được. Người ta biết khiêu vũ, ta không biết không được.

Nếu như đều để đi ganh đua với người khác, ưa thể diện, thì sau khi trẻ học những tài nghệ này rồi không những không có lợi ích gì (bởi vì học nhiều thứ quá thì không thể vững chắc được), mà còn có thể tiêm nhiễm nếp sống phù phiếm, sau khi học rồi thường muốn đi khoe khoang với người khác. Cho nên, thái độ của phụ huynh vô cùng quan trọng.

Buổi sáng chúng ta cũng nhắc đến, nếu như chúng học nghệ thuật thì chúng ta cần phải hướng dẫn chúng phải có chí hướng. Học nghệ thuật phải tạo được phúc cho mọi người. Xã hội, quốc gia là một thể hỗ trợ lẫn nhau.

Mỗi người cống hiến năng lực và tài hoa của mình để lợi ích đoàn thể. Do đó, chúng ta hướng dẫn các em: “Các em thấy những bản nhạc do Tiên sinh Lý Thúc Đồng sáng tác đến nay vẫn không ngừng hun đúc tính tình con người. Nếu các em học âm nhạc thì cũng nên giống như tiên sinh Lý Thúc Đồng vậy, phải có chí hướng cao xa. Muốn chuyển hóa được phong tục, không gì tốt bằng âm nhạc, dùng âm nhạc để cải thiện nếp sống xã hội”.

Khi chúng ta hướng dẫn như vậy, các em sẽ có chí hướng, thì tin rằng việc học tập của các em nhất định sẽ rất khác so với những em khác. Khi các em học môn nghệ thuật nào đó chỉ để khoe khoang thì chắc chắn các em sẽ gặp phải chướng ngại không thể đột phá. Bởi vì khi chúng thích ganh đua với người khác thì chúng sẽ lo được lo mất, tâm trạng sẽ trở nên rất nghiêm trọng, đến lúc đó không thể vượt qua được.

Nhưng khi chúng có chí hướng thì chúng sẽ không ngừng cổ vũ mình phải tiến lên phía trước. Cho nên, chí hướng là mấu chốt để quyết định sự thành hay bại.

Trong “Chu Tử Trị Gia Cách Ngôn” có nhắc đến chí của việc học cần phải ở Thánh Hiền. Người hiện nay chí của việc học là ở kiếm tiền. Vì vậy, người học bây giờ đều học rất khổ sở, họ tức muốn chết khi họ thi không đỗ. Mục tiêu đó đã sai. Cũng vậy, rất nhiều người học nghệ thuật nhưng chí hướng nghệ thuật ở đâu vậy? Cũng ở kiếm tiền, nên công phu của họ không thể thăng hoa. Chúng ta phải nắm được căn bản.

Mục đích học của Phạm Trọng Yêm ở đâu vậy? Phải nắm lấy cơ hội có thể vì nhân dân phục vụ. Với tâm thái đó của ông thì hiệu quả học có giống với người đi học chỉ vì công danh không? Chắc chắn là khác nhau. Giáo dục phải “thận ư thủy”, phải cẩn thận ngay từ đầu. Do đó, chúng ta hướng dẫn các em học năng khiếu, học kỹ năng cũng phải có quan niệm đúng đắn.

Không được phép khoe tài năng là để trưởng dưỡng thái độ khiêm tốn cho các em. Trong “Kinh Dịch” có nói: “Quẻ Khiêm sáu hào đều tốt”. Trong “Kinh Thư” cũng nói: “Tự mãn thì chuốc lấy tổn hại, khiêm cung thì được lợi ích”. Trong sáu mươi bốn quẻ của “Kinh Dịch”, mỗi quẻ đều có tốt – xấu xen lẫn nhau, chỉ có một quẻ mà tất cả sáu hào đều tốt là “Quẻ Khiêm”. Vì vậy, một đứa trẻ biết khiêm tốn thì có thể mọi việc đều thuận lợi.

Bốn thiên trong “Liễu Phàm Tứ Huấn” nói về triết học nhân sinh rất quan trọng, trong đó thiên thứ tư là miêu tả lợi ích của khiêm tốn. Ban đầu Tiên sinh Viên Liễu Phàm cũng đã từng tham gia mấy lần thi tiến sĩ. Trước khi thi, ông đều quan sát những học trò sắp thi này và phát hiện có một số người rất khiêm tốn, khiêm hạ hơn người, đối với mọi người rất cung kính, rất nhã nhặn.

Tuy những người học trò này có người tuổi còn rất trẻ, nhưng ông cảm thấy họ nhất định sẽ thi đậu. Cuối cùng kết quả thi đúng như dự đoán, người khiêm tốn đều thi đậu.

Chúng ta cũng phải luôn luôn nhắc nhở các em từ nhỏ phải biết khiêm tốn. Cho dù tài hoa ngày nay của chúng ta cao đi nữa, tài hoa này có phải dựa vào bản thân mình mà có hay không? Không phải, mà là do trong quá trình trưởng thành đã có rất nhiều người chăm sóc, dìu dắt chúng ta.

Cho nên, càng có tài hoa thì chúng ta càng phải nên tri ân sự cho đi của nhiều người như vậy đối với chúng ta. Có được thái độ như vậy thì tự nhiên sẽ không còn kiêu ngạo. Do đó, “với người lớn, chớ khoe tài”.

Xin mời xem tiếp phần sau: Gặp Trên Đường, Nhanh Đến Chào. Người Không Nói, Kính Lui Đứng”

PHẬT TỬ THẤY TỐT, CÓ ÍCH CHO NGƯỜI CHO MÌNH XIN CHIA SẺ BÀI VIẾT
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Ngưỡng nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm gia hộ cho kẻ mù Được thấy, kẻ Điếc Được nghe, người Đau khổ Được an vui.
--------------------------------------
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
--------------------------------------

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once

Bái viết mới nhất

spot_img