9.8 C
London
Thứ Năm, Tháng Mười Một 7, 2024
Trang chủĐệ tử quyĐệ Tử Quy Chương II: "Lớn Gọi Người, Liền Gọi Thay"

Đệ Tử Quy Chương II: “Lớn Gọi Người, Liền Gọi Thay”

Date:

Bài Viết Liên Quan

spot_imgspot_img

Đệ Tử Quy Chương II: “Lớn Gọi Người, Liền Gọi Thay”

Đệ Tử Quy Chương II: “Lớn Gọi Người, Liền Gọi Thay”. Thời xưa, bởi vì là đại gia đình nên khách đến nhà có thể là muốn tìm ông nội hoặc bác. Người khách không thể vừa bước vào nhà liền đi tìm người trong nhà của quý vị được, như vậy là không hợp lễ nghi.

3. Kinh văn – Đệ Tử Quy

Trưởng hô nhân, tức đại khiếu, nhân bất tại, kỷ tức đáo”.

Lớn gọi người, liền gọi thay. Người không có, mình làm thay”.

Thời xưa, bởi vì là đại gia đình nên khách đến nhà có thể là muốn tìm ông nội hoặc bác. Người khách không thể vừa bước vào nhà liền đi tìm người trong nhà của quý vị được, như vậy là không hợp lễ nghi. Do đó, nếu chúng ta là những người nhỏ tuổi gặp người lớn, gặp khách đến nhà thì phải chủ động nói: “Xin hỏi chú tìm ai ạ?”.

Nếu như tìm bác, thì chúng ta phải như thế nào? “Liền gọi thay”, nhanh chóng chạy đi tìm bác của mình, không được thất lễ với khách, không được để khách đợi lâu. Nếu như bác không có ở nhà thì sao? “Người không có, mình làm thay”. Phải quay lại nói chuyện với khách: “Bác của cháu không có ở nhà. Xin hỏi chú có chuyện gì không ạ?”.

Bởi vì rất có khả năng khách từ xa đến. “Không có việc thì không lên điện Tam Bảo, người ta đến tìm thì chắc chắn có việc. Cho nên chúng ta cần phải: “Xin hỏi chú có chuyện gì không ạ? Có chuyện gì cháu có thể chuyển lời lại giúp chú được không ạ?”. Khi một đứa trẻ từ nhỏ đã biết ứng đối như vậy, sau này quý vị nhờ chúng làm việc gì, quý vị sẽ rất yên tâm. Đừng nên xem thường lễ nghi này.

Lễ nghi này chứng tỏ trẻ nhỏ đối diện với sự việc nhất định sẽ xử lý đến nơi đến chốn, gọi là thái độ có đầu có đuôi. Khi chúng như vậy thì tâm chúng sẽ không nôn nóng, luống cuống. Vì vậy, thông qua loại đời sống lễ nghi này trưởng dưỡng sự tu dưỡng cho trẻ.

Chúng ta đã nói đến: “Lớn gọi người, liền gọi thay, người không có, mình làm thay”. Động tác này rất quan trọng. Nó có thể vận dụng rộng rãi, vì đây là lễ nghi tiếp đãi, lễ nghi tiếp đón khách.

Chúng ta hãy xem trong gia đình, con cái hiện nay có biết tiếp đãi khách không? Ví dụ như có dì đến chơi, trẻ con đang ngồi chơi điện tử, chúng sẽ làm gì? Chúng sẽ mở hết công suất mà gào lên: “Mẹ à! Có dì đến kìa!”. Như vậy có được không?

Quen rồi thì chúng sẽ rất thất lễ, rất tùy tiện, bởi vì sự tôn kính người lớn không được xem trọng. Việc nào quan trọng nhất đối với chúng? Vui chơi của chúng là quan trọng nhất. Lâu ngày thì tâm cung kính không còn, cho nên chúng ta phải dạy.

Quý vị nào đã từng dạy con cái tiếp đãi khách xin mời giơ tay? Tốt rồi! Việc này ảnh hưởng chúng rất sâu xa. Trẻ con nếu như không được học những lễ phép này một cách nghiêm túc, có thể sau này ở trường học, ở trong công ty sẽ xảy ra tình huống khó xử.

Chúng tôi đã từng dạy các em, luyện tập từng em tiếp đãi khách như thế nào. Kinh văn không chỉ phải giảng giải, mà còn phải để các em thao tác thực tế. Hơn nữa, không chỉ thực hành một lần, hai lần, mà phải để chúng luyện tập nhiều lần thì chúng mới quen tay, hay việc.

Một buổi sáng nọ, những em nhỏ này đều đã học xong, cũng sắp xếp khéo léo, lúc ăn cơm trưa thì có một người dì đến thăm. Khi người dì sắp bước vào phòng học thì tất cả các em đang ăn cơm đều ngừng lại, để chén bát và đũa của chúng xuống, rồi tranh nhau chạy ra tiếp đón khách.

Chúng học xong mà biết thực hành thì chúng sẽ học rất vui vẻ. Khi người dì này bước vào trước cửa thì sáu em nhỏ xếp thành hàng, cùng nhau cúi chào và nói: “Chúng cháu chào dì ạ!”. Người dì này không dám bước vào, dì nói: “Thấy mình được sủng ái mà lo sợ. Từ trước tới giờ chưa bao giờ được tiếp đón long trọng như vậy”. Dì nói tiếp: “Nếu như trẻ em thế hệ sau đều như vậy thì chúng ta rất được ai ủi”.

Đệ Tử Quy Chương II: "Lớn Gọi Người, Liền Gọi Thay"
Đệ Tử Quy Chương II: “Lớn Gọi Người, Liền Gọi Thay”

Tiếp theo, khi khách bước vào rồi thì chúng ta dạy các em cách để dép. Dép phải để làm sao khi khách bước ra thì lập tức có thể mang vào đi. Quý vị bằng hữu, mỗi một động tác lễ nghi thật ra đều là đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy nghĩ cho họ. Tâm nhân hậu của các em cũng đang thực hiện từng li từng tí ngay trong những chi tiết nhỏ của đời sống.

Vì vậy, để dép cũng phải khiến cho khách có thể thuận tiện mang vào là đi được liền. Dì ấy bước vào, chúng liền nói: “Mời dì ngồi ạ, con sẽ đi pha nước mời dì!”. Trước mời dì ấy ngồi, sau đó nói: “Mời dì uống trà ạ! Con sẽ đi gọi mẹ con về”. Đây chính là lễ nghi tiếp đãi khách mà ở trong gia đình các em phải học tập.

Ở trường học, khi nhìn thấy thầy giáo lớp bên cạnh đến, chúng sẽ làm thế nào vậy? Chúng có thể đứng tại chỗ và bắt đầu cất cao giọng: “Thầy ơi! Có thầy giáo lớp bên cạnh tìm thầy” hay không? Thái độ này không phù hợp lễ phép. Cho nên điều này cũng phải dạy học trò, hướng dẫn các em nhất định trước tiên phải: “Thưa thầy! Thầy đợi một chút để em đi gọi thầy em đến”.

Nói với thầy đó xong thì đi tìm thầy của mình đến gặp. Nghĩa là phải làm tốt công việc từ đầu đến cuối. Thật ra khi các em thực hiện lễ nghi thì tính nhẫn nại, bình tĩnh của các em sẽ liên tục được hình thành và bồi dưỡng trong quá trình thực hiện những lễ nghi này.

Trong công ty hoặc trong cửa hàng, nếu như có người đến tìm bạn của mình hoặc tìm cấp trên, thông thường mọi người đứng trước tình cảnh này sẽ làm thế nào? Ví dụ có người muốn tìm giám đốc, giám đốc đang họp mà chúng ta lại nói: “Tìm giám đốc hả? Ông ấy ở trong đó” thì có được không? Nếu vị khách này bước vào mà bên trong đang họp thì sẽ xảy ra tình huống gì? Rất bối rối.

Cuộc họp diễn ra nửa chừng, cuối cùng là tiếp tục họp hay phải tiếp đón khách? Như vậy là rất thất lễ. Nếu như hết lần này đến lần khác xảy ra tình huống này, khi vị chủ quản truy cứu ra thì có thể quý vị sẽ không thể giữ được công việc, bởi vì quý vị thành công thì ít mà hỏng việc thì nhiều!

Đứng trước tình cảnh như vậy cần phải trước tiên mời khách: “Mời ông ngồi”. Sau đó pha một ly nước mời họ uống, rồi nói: “Để tôi đi xem thử giám đốc có bận việc không? Xin ông đợi một chút”.

Nếu quý vị thấy giám đốc đang họp thì xin chỉ thị. Nếu giám đốc phải họp mười phút, hai mươi phút nữa thì phải trở lại nói cho khách biết, để khách có sự chuẩn bị. Vì vậy, lúc nào cũng phù hợp lễ nghi, lúc nào cũng khiến cho người khác cảm thấy rất thoải mái.

Lễ nghi tiếp đãi khách không chỉ ở trong gia đình, trong nhà trường, trong công ty, mà thậm chí còn ở cơ quan chính phủ. Những người mà cơ quan chính phủ tiếp đón là ai vậy? Rất nhiều khả năng là những nhân vật quan trọng của các nước, hoặc là nhân dân trong nước.

Nếu như công chức của đơn vị chính phủ làm việc mà không phù hợp lễ nghi, thì có thể quốc gia sẽ bị mất mặt với các nước khác, hơn nữa cũng sẽ khiến cho nhân dân trong nước mất đi niềm tin đối với Chính phủ. Cho nên, lễ thật sự là rất quan trọng.

Khổng Lão Phu Tử nói: “Bất học lễ, vô dĩ lập”, không biết lễ nghi thì khó có chỗ đứng trong xã hội, trong đoàn thể. Chúng ta có thể hiểu câu Kinh văn này là lễ nghi tiếp đón.

Xin mời xem tiếp phần sau: “Gọi người lớn, chớ gọi tên”

PHẬT TỬ THẤY TỐT, CÓ ÍCH CHO NGƯỜI CHO MÌNH XIN CHIA SẺ BÀI VIẾT
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Ngưỡng nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm gia hộ cho kẻ mù Được thấy, kẻ Điếc Được nghe, người Đau khổ Được an vui.
--------------------------------------
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
--------------------------------------

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once

Bái viết mới nhất

spot_img