0.9 C
London
Chủ Nhật, Tháng Ba 16, 2025
Trang chủĐệ tử quyĐệ Tử Quy Chương II: "Những Điều Cần Chú Ý Khi Bắt...

Đệ Tử Quy Chương II: “Những Điều Cần Chú Ý Khi Bắt Tay”

Date:

Bài Viết Liên Quan

spot_imgspot_img

Đệ Tử Quy Chương II: “Những Điều Cần Chú Ý Khi Bắt Tay”

Đệ Tử Quy Chương II: “Những Điều Cần Chú Ý Khi Bắt Tay”. Hiện nay có rất nhiều trường hợp đều dùng bắt tay để chào hỏi nhau, xin hỏi bắt tay cần phải chú ý những điểm gì?

5. Kinh văn – Đệ Tử Quy

“Lộ ngộ trưởng, cấp xu ấp. Trưởng vô ngôn, thoái cung lập. Kỵ hạ mạ, thừa hạ xa. Quá do đãi, bách bộ dư”.

Gặp trên đường, nhanh đến chào, người không nói kính lui đứng. Phải xuống ngựa, phải xuống xe, đợi người đi, hơn trăm bước.

5.1    “Gặp trên đường, nhanh đến chào. Người không nói, kính lui đứng” – Đệ Tử Quy

(Tiếp theo phần trước)

Ai là người đưa tay ra trước mới phù hợp với nghi lễ? Người lớn với người nhỏ thì ai là người đưa tay ra trước? Người lớn đưa tay ra trước, người nhỏ đưa tay ra sau. Nếu người lớn không đưa tay ra trước thì chúng ta chỉ cần cúi chào là được.

Cấp trên với cấp dưới ai là người đưa tay ra trước vậy? Cấp trên đưa tay ra trước. Ví dụ quý vị đến công ty của người khác, gặp Chủ tịch Hội đồng Quản trị của họ. Chủ tịch chưa đưa tay ra mà quý vị đã đưa tay ra nói: “Chào anh! Chào anh!”. Người ta chưa biết quý vị là ai, và nếu họ không đưa tay ra thì chẳng phải quý vị sẽ rất bối rối sao? Do đó, đối diện với cấp trên của người khác thì cũng phải đợi cấp trên đưa tay ra trước, sau đó chúng ta mới đưa tay ra. Thứ tự này không được đảo lộn, nếu không sẽ xuất hiện những tình huống khó xử.

Giữa người nam và người nữ thì ai đưa tay ra trước? “Người nữ”. Quý vị đều rất có kinh nghiệm. Người nữ đưa tay ra trước. Nếu không, khi người nam đưa tay ra, người ta không bắt tay với quý vị thì quý vị cũng rất khó xử. Đây là thứ tự.

Bắt tay cần chú ý những động tác nào, những thái độ nào vậy? Chúng ta hãy luyện diễn tập thực tế. Có quý vị nào xung phong lên để chúng ta bắt tay thử không? Xin mời anh bạn này!

Cuộc đời sẽ có rất nhiều sự biến hóa, khi quý vị tiếp xúc quý vị phải thật tự nhiên.

Chúng ta gặp bạn bè, nếu bắt tay thì trước tiên chúng ta phải chú ý đến ánh mắt, mắt phải nhìn đối phương. Ví dụ tôi hiện giờ bắt tay với anh: “Chào anh! Chào anh!” nhưng mắt nhìn đi chỗ khác, thì đối phương sẽ cảm thấy như thế nào? “Sao mà không có thành ý vậy!”. Có tình trạng này, bởi vì trong bữa tiệc gặp rất nhiều bạn bè, lúc bắt tay với họ mà mắt lại nhìn một người khác. Bắt tay và nói: “Chào bạn! Chào bạn!”, nhưng đầu óc để ở chỗ khác là rất không có thành ý. Cho nên, mắt phải nhìn thẳng vào đối phương. Chúng ta làm mẫu một lần nhé: “Chào bạn!”.

Ngoài ánh mắt ra còn phải chú ý đến tay, không nên dùng lực quá mạnh, nếu không sẽ khiến tay người ta bị đau. Ví dụ nắm tay anh thật mạnh và nói: “Chào bạn! Chào bạn!”. Sức chịu đựng của anh ấy tương đối tốt! “Độ mạnh” khi bắt tay cũng phải chú ý.

Tiếp đến, vị trí bắt tay cũng phải đúng. Ví dụ rất nhiều người khi bắt tay như không có sức vậy. Giống như bệnh nghề nghiệp vậy, chạm với người ta một chút. Việc này cũng không có thành ý. Cần phải nắm ở vị trí này, như vậy là rất tốt.

Tiếp đến, còn phải chú ý thời gian nắm tay, không được phép quá lâu. Nếu quý vị như thế này: “Chào anh!” và cứ giữ tay của đối phương không buông, anh ấy cũng không biết đến khi nào quý vị buông tay ra. Đặc biệt là người nam chúng ta khi gặp người nữ xinh đẹp thì điểm này càng không được phạm lỗi.

Đệ Tử Quy Chương II: "Những Điều Cần Chú Ý Khi Bắt Tay"
Đệ Tử Quy Chương II: “Những Điều Cần Chú Ý Khi Bắt Tay”

Khi chúng ta có thể chú ý mọi mặt thì người khác bắt tay với chúng ta sẽ rất vui vẻ. Khi bắt tay cũng phải khiến người ta cảm thấy thật thoải mái. Vâng, cảm ơn anh! Xin cho anh ấy một tràng pháo tay!

Thứ tự giới thiệu thì ngược lại với thứ tự bắt tay. Ví dụ khi bắt tay thì người lớn đưa tay trước, người nhỏ mới đưa tay, nhưng khi giới thiệu thì trước tiên người nhỏ giới thiệu với người lớn, giới thiệu cấp dưới với cấp trên trước, giới thiệu người nam cho người nữ giới, ngược lại với khi bắt tay. Tuy đây là một nghi lễ, nhưng chúng ta thử nghĩ xem, khi quý vị dắt bạn học về giới thiệu cho cha, quý vị có nên nắm tay cha nói rằng: “Cha à! Chúng ta hãy làm quen với bạn học của con”. Như vậy sẽ rất kỳ cục! Thật ra, nghi lễ là một thứ tự rất tự nhiên. Làm gì có chuyện người lớn đi làm quen với một người mà chiều cao mới bằng một nửa họ chứ? Thế chẳng phải rất kỳ cục sao? Cho nên lễ nghi trong “Lễ Ký”, “Nhạc Ký” có nói: “Lễ giả, thiên địa chi tự dã”, lễ là thứ tự và quy luật rất tự nhiên của trời đất. Đây là tình huống cần chú ý trong giới thiệu.

Trong quá trình giới thiệu cũng rất có khả năng người ta sẽ đưa danh thiếp cho quý vị. Cách đưa danh thiếp và nhận danh thiếp cũng phải chú ý. Cách đưa danh thiếp như thế nào? Quý vị không nên đem hộp đựng danh thiếp ra phát cho từng người, vì như vậy khiến người khác cảm thấy không được tôn trọng. Khi một người không tôn trọng người khác thì thật ra cũng đã không tôn trọng chính mình. Tục ngữ nói là: “Tự chuốc lấy nhục”. Quý vị không kính trọng người khác, trên thực tế là đã không kính trọng mình rồi. Tấm danh thiếp đó là đại biểu cho quý vị, quý vị sao có thể phát tùy tiện như vậy được. Do đó, nên lấy ra một tấm danh thiếp và cầm hai tay đưa cho người khác. Vả lại, khi đưa cần phải để mặt trước của tấm danh thiếp hướng về phía người nhận, để khi nhận họ có thể xem được ngay. Nếu như quý vị đưa ngược thì họ còn phải xoay lại để xem. Chi tiết nhỏ này cũng chứng tỏ quý vị lúc nào cũng nghĩ thay cho người khác.

Quý vị tiếp nhận danh thiếp nhất định trước tiên phải xem một chút. “Gọi người lớn, chớ gọi tên”. Không chỉ đối với người lớn như vậy, mà thông thường giữa người với người khi giao tiếp với nhau, nếu như họ là Tổng giám đốc, là Trưởng khoa, thì chúng ta dùng chức danh của họ để xưng hô. Đó là tôn kính họ, họ cũng sẽ cảm thấy rất vui. Cho nên quý vị nhất định trước tiên phải xem họ tên. Ví dụ Trưởng khoa Trần thì nói: “Trưởng khoa Trần! Chào Trưởng khoa”. Quý vị không nên cầm xong cũng không biết họ tên của họ là gì, ngồi xuống muốn nói chuyện mới nhớ ra là đã quên xem, sau đó lại lấy danh thiếp ra để xem. Như vậy là quá kỳ cục!

Nhận danh thiếp rồi nên để ở đâu? Quý vị có thể cất vào ví. Rất nhiều người trực tiếp để nó ở trên bàn. Trong quá trình ăn cơm thì nước canh có thể rơi vào, đối phương nhìn thấy sẽ nghĩ: “Ôi! Danh thiếp của tôi!”. Vậy họ có còn muốn làm ăn với quý vị hay không, còn muốn hợp tác với quý vị không? “Anh không tôn trọng danh thiếp của tôi”, như vậy có thể để lại cho họ ấn tượng không tốt. Khi chúng ta lúc nào cũng có lễ, thì sẽ để lại cho người ta ấn tượng rất tốt, đó là quý vị đã xây chiếc cầu nối hữu nghị với người ta rồi. Cho nên, lễ nghi gặp mặt chúng ta cũng không được sơ suất.

Phía trên đã nói lễ nghi tiếp đón, bây giờ nói lễ nghi khi gặp mặt: “Gặp trên đường, nhanh đến chào. Người không nói, kính lui đứng”.

Ví dụ chúng ta chào hỏi người lớn, nếu như người lớn không có việc gì thì đợi họ đi rồi chúng ta mới đi. Gọi là “Người không nói, kính lui đứng”. Lúc tôi học đại học rất ít cơ hội về nhà, một học kỳ chỉ về nhà được vài lần. Khi chúng tôi vừa bước vào nhà, nhìn thấy cha mẹ, đây gọi là “gặp người lớn”, tôi nói: “Con chào cha mẹ ạ!”. Rất nhiều sinh viên về đến nhà chuyện trò qua loa dăm ba câu với mẹ thì còn bận rộn hơn lúc bình thường ở trường học. Bận làm gì vậy? Tìm nhóm bạn học cũ. Có tình trạng này không? Quý vị thấy, cha mẹ khó khăn lắm mới đợi được chúng ta trở về, có thể có rất nhiều điều muốn nói với chúng ta, nhưng chúng ta đều không để ý đến cảm nhận của cha mẹ và người lớn. Việc này tôi cũng đã từng làm, nên phải sám hối. Cần phải sau khi chào hỏi cha mẹ xong thì đem cất tất cả hành lý rồi nhanh chóng trở lại. Bởi vì một thời gian không nói chuyện với quý vị thì cha mẹ không hiểu tình hình của quý vị, nên nhất định sẽ có rất nhiều lo lắng. Vào lúc này quý vị nên ngồi xuống xem sách với mẹ cũng được, uống trà với mẹ cũng được, thời gian này tuyệt đối không được bỏ qua. Rất nhiều người liền nói: “Mẹ tôi cũng chẳng có chuyện gì để nói với tôi cả”. Bởi vì quý vị chào một cái liền đi mất, cha mẹ vẫn chưa kịp hỏi thăm gì. Thật ra khi quý vị thật có lòng tĩnh lặng ngồi lại với cha mẹ, với người lớn một chút thì linh cảm của họ liền xuất hiện ngay, và tự nhiên sẽ có rất nhiều chuyện để nói với quý vị. Chúng ta giao tiếp với người lớn cũng cần có tính nhẫn nại, ngồi với họ một lát. Thật sự ngồi được một lát rồi, cha mẹ không có gì để nói nữa thì chúng ta mới “người không nói, kính lui đứng”.

Tôi từ Hải Khẩu trở về, ngay chiều hôm đó trước tiên tôi đi thăm ông nội tôi. Thăm ông nội xong, tối trở về. Cũng đã hơn bốn tháng không nói chuyện cùng với cha mẹ, nên tôi lập tức buông hết mọi việc xuống, trước tiên là nói chuyện với cha mẹ. Khi nói chuyện là chúng tôi nói hai, ba tiếng đồng hồ. Trong quá trình nói chuyện này, chúng tôi đem tình hình công việc, cuộc sống của mình báo cáo với cha mẹ rất tỉ mỉ, để cha mẹ thật yên tâm về việc chúng tôi làm ở nơi đó. Tôi còn nhớ lần đầu tiên về báo cáo với cha của tôi, trong khi nghe ông đã ba lần rơi lệ. Bởi vì ông nghe ở Hải Khẩu, ở Thẩm Quyến có rất nhiều em nhỏ sau khi học xong trở về hành lễ với cha mẹ nên không cầm được nước mắt.

Sau đó, có một lần tôi quay lại Hải Khẩu tiếp tục công việc. Lần đầu tiên gọi điện thoại về nhà, cha tôi đã nói với tôi: “Con cứ ở đó làm việc cho thật tốt, đừng lo lắng việc gì cho gia đình. Việc ở nhà cha sẽ xử lý thật tốt”. Cha muốn tôi an tâm, hy vọng tôi đừng lo lắng.

Tôi còn nhớ tôi đã kể cho cha nghe chuyện về một em học trò của chúng tôi ở Hải Khẩu. Bởi vì thầy của em cũng rất chăm chỉ dạy các em học “Đệ Tử Quy”, nên khi tết đến được về nhà em liền muốn lạy cha mẹ để cảm ơn sự chăm sóc của cha mẹ trong một năm này. Em bé này định bưng ra hai ly trà, ở trong phòng chuẩn bị bước ra. Trước khi em bước ra thì cảm thấy hồi hộp, tim đập thình thịch, có chút không dám. Cuối cùng, khi em vẫn chưa bước ra thì nhà có vài vị khách đến chơi khiến em càng chùn bước hơn, có người khác thì càng thấy ngại ngùng. Nhưng rồi em lấy lại dũng khí: “Thầy đã dạy rồi thì chúng ta phải cố gắng làm”, nên em liền mở cửa đi thẳng đến trước mặt cha mẹ và quỳ xuống. Tất cả người thân vốn dĩ đang nói chuyện, nhưng khi cậu bé này vừa quỳ xuống thì tất cả mọi người đều im lặng. Không biết là sức mạnh gì mà tất cả mọi người đều im lặng như mặc niệm vậy! Sau đó cậu bé này nói: “Con cảm ơn công lao dưỡng dục của cha mẹ trong một năm qua. Trong thời khắc bắt đầu một năm này, chúc cha mẹ khỏe mạnh sống lâu!”, và quỳ lạy cha mẹ ba lạy. Các phụ huynh bên cạnh nhìn thấy đều rất cảm động. Cho nên, trẻ em cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn.

Cậu bé này sau khi trở lại trường học đã viết một bài văn. Cậu nói lúc cậu sắp cảm ơn cha mẹ thì thấy vô cùng hồi hộp, nhưng lúc cậu quỳ xuống thì bỗng nhiên cảm thấy đầu óc vô cùng sáng suốt. Bước đầu tiên tương đối khó khăn, nhưng chỉ cần quý vị dũng cảm bước đi thì quý vị sẽ càng làm càng tốt hơn.

Xin mời xem tiếp phần sau: “Phải xuống ngựa, phải xuống xe. Đợi người đi, hơn trăm bước”.

PHẬT TỬ THẤY TỐT, CÓ ÍCH CHO NGƯỜI CHO MÌNH XIN CHIA SẺ BÀI VIẾT
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Ngưỡng nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm gia hộ cho kẻ mù Được thấy, kẻ Điếc Được nghe, người Đau khổ Được an vui.
--------------------------------------
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
--------------------------------------

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once

Bái viết mới nhất

spot_img