7.8 C
London
Thứ Năm, Tháng Mười Một 14, 2024
Trang chủĐệ tử quyĐệ Tử Quy Chương I: Cha Mẹ Lỗi, Khuyên Thay Đổi (P4)

Đệ Tử Quy Chương I: Cha Mẹ Lỗi, Khuyên Thay Đổi (P4)

Date:

Bài Viết Liên Quan

spot_imgspot_img

Đệ Tử Quy Chương I: Cha Mẹ Lỗi, Khuyên Thay Đổi (P4)

Đệ Tử Quy Chương I: Cha Mẹ Lỗi, Khuyên Thay Đổi (P4). Anh em khuyên bảo lẫn nhau rất khó. Bởi vì tuổi tác của anh em gần bằng nhau, muốn có được sự tôn kính thật sâu, trừ phi đức hạnh của chúng ta khiến họ rất khâm phục.

8. Kinh văn – Đệ Tử Quy

“Thân hữu quá, gián sử canh. Di ngô sắc, nhu ngô thanh. Gián bất nhập, duyệt phục gián. Hiệu khấp tùy, thát vô oán”.

Cha mẹ lỗi, khuyên thay đổi. Mặt ta vui, lời ta dịu. Khuyên không nghe, vui can tiếp. Dùng khóc khuyên, đánh không giận”.

(Tiếp theo phần trước)

Anh em khuyên nhau

Anh em khuyên bảo lẫn nhau rất khó. Bởi vì tuổi tác của anh em gần bằng nhau, muốn có được sự tôn kính thật sâu, trừ phi đức hạnh của chúng ta khiến họ rất khâm phục, nếu không chúng ta khuyên nửa chừng họ sẽ nói: “Lươn ngắn chê trạch dài, anh cũng như tôi, anh có tư cách gì mà nói tôi?”.

Nếu anh em chúng ta nói như vậy, chúng ta phải thế nào? Vào lúc này nên “im lặng là vàng”. Có khi im lặng mạnh như sấm vang. Khi quý vị im lặng, họ càng nói những lời cay nghiệt thì họ sẽ càng cảm thấy có lỗi, bởi vì rốt cuộc là chúng ta khuyên với dụng ý tốt.

Triều Minh có một vị có học thức tên là Trần Thế Ân. Em trai của ông là kẻ du thủ du thực, thường thường nửa đêm mới về đến nhà. Anh trai của Trần Thế Ân thấy vậy rất giận dữ, mỗi lần nhìn thấy người em là mắng chửi, thậm chí còn xử phạt người em. Em của ông ta đã lớn rồi, mắng như vậy có tác dụng không? Càng mắng càng không về nhà, phản tác dụng rồi.

Vì vậy, chúng ta làm bất cứ việc gì phải xem kết quả như thế nào. Nếu hiệu quả không tốt thì phải nhanh chóng thay đổi phương pháp và thái độ ngay. Trần Thế Ân liền nói với anh cả rằng: “Anh à! Anh để em thử xem”.

Bắt đầu từ ngày hôm đó, ngày nào Trần Thế Ân cũng đứng ở cửa để đợi người em trai về. Đồng hồ đã điểm mười giờ, rồi mười một giờ. Thời gian này rất quan trọng, chúng ta phải kìm cơn giận xuống. Nếu không kìm được cơn giận: “Sao vẫn chưa thấy về?”, có thể quý vị vừa nhìn thấy em trai thì cơn giận liền nổi lên.

Vì thế, chúng ta vừa mới nói, khuyên người phải có sự chuẩn bị rất quan trọng là tính nhẫn nại. Đợi đến mười một giờ đêm, mười hai giờ đêm, cuối cùng em trai cũng về. Không đợi em trai bước vào đến cửa, ông trực tiếp bước đến nắm tay em trai ông và nói: “Em à! Bên ngoài trời rất lạnh, em có thấy lạnh không?”.

Sau đó dắt tay em vào nhà, vừa đi vừa nói: “Em chắc là đói lắm rồi, để anh bảo chị dâu nấu mì cho em nhé!”. Ông dắt em trai vào nhà, rồi tự tay đóng cửa lại. Ông đã kiên trì như vậy vài hôm. Sau đó, em trai ông từ từ trở về nhà ngày càng sớm hơn. Đương nhiên khi em trai ông đã sinh hoạt trở lại bình thường, người làm anh phải tiến thêm một bước, đó là đem giáo huấn Thánh Hiền dạy cho người em, vì người em cũng cần có nhân sinh quan đúng đắn thì mới có thể tạo nên cuộc sống tốt đẹp được.

Và điều quan trọng nhất là Trần Thế Ân không dùng lời nói để dạy, mà đã dùng tấm lòng chân thành, dùng sự quan tâm, dùng thân giáo của ông nên đã giành lại được tình cảm của em ông. Đây là sự khuyên can giữa anh em với nhau.

Đệ Tử Quy Chương I: Cha Mẹ Lỗi, Khuyên Thay Đổi (P4)
Đệ Tử Quy Chương I: Cha Mẹ Lỗi, Khuyên Thay Đổi (P4)

Vào triều Hán có người học trò tên là Trịnh Quân. Anh trai của ông làm huyện lệnh, thường hay nhận hối lộ của người khác. Ông nhìn thấy nên trong lòng rất sốt ruột: “Anh của mình tiếp tục nhận hối lộ như vậy thì sớm muộn gì cũng sẽ bị bại lộ. Làm sao khuyên đây? Anh ấy lại là anh mình”. Quý vị bằng hữu suy nghĩ xem mình có phương pháp giống như Trịnh Quân không nhé!

Chúng ta làm thế nào để khuyên người anh này? Trịnh Quân tự mình đi làm đầy tớ cho người ta, bắt đầu làm từ công việc thấp hèn nhất. Sau khi làm được một năm thì dùng toàn bộ số tiền kiếm được từ sức lao động của mình đưa cho người anh.

Ông nói với người anh: “Chúng ta thiếu thứ gì thì chỉ cần dựa vào sức lao động của mình kiếm được tiền là sẽ mua được thôi. Nhưng nếu như danh dự của một người mất đi rồi thì cả đời xem như mất hết”.

Người anh thấy em mình vì muốn khuyên mình mà đi làm đầy tớ cho người ta cả một năm trời nên rất hổ thẹn, từ đó thay đổi thái độ của mình và trở nên rất thanh liêm. Sau đó Trịnh Quân cũng phát triển rất tốt, làm đến chức Thượng Thư (tương đương với Tể Tướng). Người có hiếu, có đễ thì tất nhiên sẽ tận trung với nước.

Ông cũng thường hay can gián vua. Vua cũng rất cảm kích sự phò trợ của ông, phong cho ông danh hiệu “Bạch Y Thượng Thư” và ban cho ông rất nhiều bổng lộc, khi về già ông vẫn được hưởng bổng lộc của chức Thượng Thư.

Quý vị thấy, để khuyên can anh của mình mà Trịnh Quân đi làm đầy tớ, như vậy có phải ông đã chịu thiệt thòi không? Không! Cái gọi là: “Tâm là ruộng phúc”, một người thật sự dùng đạo đức để tu thân hành đạo thì phúc phần của họ chắc chắn sẽ càng tích càng dày. Không phải không có báo đáp mà do thời gian chưa đến, khi thời gian đã đến rồi thì phúc phần của họ không thể chạy đi đâu được. Người xưa nói: “Thiệt thòi là phúc”. Câu nói này rất có ý nghĩa.

Trên đây là nói về sự khuyên can giữa anh em.

Xin mời xem tiếp phần sau: “Cha mẹ lỗi, khuyên thay đổi (P5)

PHẬT TỬ THẤY TỐT, CÓ ÍCH CHO NGƯỜI CHO MÌNH XIN CHIA SẺ BÀI VIẾT
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Ngưỡng nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm gia hộ cho kẻ mù Được thấy, kẻ Điếc Được nghe, người Đau khổ Được an vui.
--------------------------------------
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
--------------------------------------

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once

Bái viết mới nhất

spot_img