9.2 C
London
Thứ Tư, Tháng Tư 16, 2025
Trang chủĐệ tử quyĐệ Tử Quy Chương I: Cha Mẹ Lỗi, Khuyên Thay Đổi (P1)

Đệ Tử Quy Chương I: Cha Mẹ Lỗi, Khuyên Thay Đổi (P1)

Date:

Bài Viết Liên Quan

spot_imgspot_img

Đệ Tử Quy Chương I: Cha Mẹ Lỗi, Khuyên Thay Đổi (P1)

Đệ Tử Quy Chương I: Cha Mẹ Lỗi, Khuyên Thay Đổi (P1). Ở đây nói đến khi cha mẹ có lỗi. Chúng ta cũng có thể diễn giải ý nghĩa của chữ “thân” này là tất cả người thân, bạn bè của chúng ta có lỗi, chúng ta phải có trách nhiệm khuyên bảo, gọi là “cha mẹ lỗi, khuyên thay đổi. Mặt ta vui, lời ta dịu. Khuyên không nghe, vui can tiếp. Dùng khóc khuyên, đánh không giận”.

8.  Kinh văn – Đệ Tử Quy

“Thân hữu quá, gián sử canh. Di ngô sắc, nhu ngô thanh. Gián bất nhập, duyệt phục gián. Hiệu khấp tùy, thát vô oán”.

Cha mẹ lỗi, khuyên thay đổi. Mặt ta vui, lời ta dịu. Khuyên không nghe, vui can tiếp. Dùng khóc khuyên, đánh không giận.

Ở đây nói đến khi cha mẹ có lỗi. Chúng ta cũng có thể diễn giải ý nghĩa của chữ “thân” này là tất cả người thân, bạn bè của chúng ta có lỗi, chúng ta phải có trách nhiệm khuyên bảo, gọi là “cha mẹ lỗi, khuyên thay đổi. Mặt ta vui, lời ta dịu. Khuyên không nghe, vui can tiếp. Dùng khóc khuyên, đánh không giận”.

Câu Kinh văn này vô cùng sâu sắc. Câu Kinh văn này không chỉ nói khuyên can người thân là bổn phận của chúng ta, mà còn chỉ dẫn giúp chúng ta cả cách khuyên, thái độ, thậm chí là thời cơ để khuyên. Chúng ta hãy xem, khuyên nhủ một người nên chú ý đến những điều sau:

  • Thứ nhất là ý định.
  • Thứ hai là thời cơ.
  • Thứ ba là thái độ và cách khuyên.
  • Thứ tư là sự kiên nhẫn.
  • Thứ năm là phải được đối phương tin tưởng.

Khuyên một người không dễ, phải rất có tu dưỡng mới được. Lúc quý vị khuyên bạn bè, có khuyên ngay tại chỗ và từ đó về sau họ sẽ sửa đổi hay không? Có bạn bè như vậy không? Nếu như có thì quý vị nên giới thiệu họ cho tôi làm quen, bởi vì có thể họ là Nhan Uyên tái thế. Bởi vì Nhan Uyên đã làm được “không tái phạm lỗi”. Hiện nay vẫn còn có người như vậy thì nhất định phải mời người đó ra hoằng dương văn hóa truyền thống.

Thông thường, rất nhiều hành vi của thanh niên không phải một ngày, hai ngày mà hình thành, gọi là “băng đóng dày ba thước không phải do một ngày giá lạnh”. Đã đóng băng lâu như vậy, chúng ta phải đốt cháy từ từ thì mới có thể làm băng tan chảy được.

Vừa mới bắt đầu khuyên nhủ bạn bè, trước tiên phải quán chiếu đến ý định của mình, nhất định phải có tấm lòng luôn muốn tốt cho đối phương, không phải kiểu khống chế: “Anh phải nghe lời tôi, không nghe tôi là không được”. Giả như chúng ta dùng thái độ khống chế, thái độ áp đặt thì có thể sẽ có kết quả ngược lại.

Vì vậy, chúng ta phải có một số kinh nghiệm khuyên người. Cũng có trường hợp đang khuyên thành ra cãi nhau, thậm chí làm cho đối phương thẹn quá hóa giận, như vậy chúng ta đã mất đi mục đích thật sự ban đầu là chân thành khuyên họ. Do đó, phải luôn nhớ kỹ ý định này, chính là mong muốn họ được tốt hơn. Khi tấm lòng này đã kiên định, thì các vị sẽ tự nhiên điều chỉnh được phương pháp và thái độ của mình cho phù hợp.

Giống như lúc chúng tôi đang dạy học, rất nhiều học sinh chạy đến để kiện cáo. Các em chạy đến kiện cáo, chúng tôi liền hỏi: “Em nói bạn học đó làm không đúng, vậy em dùng cái tâm như thế nào để thưa với thầy? Là vui trên nỗi đau của người khác, hay là thật sự muốn người bạn đó sửa đổi lỗi lầm?”.

Đó cũng là làm cho các em nhìn lại ý định của mình. Sau đó chúng tôi tiếp tục nói với em đó: “Nếu như em thật sự mong muốn người bạn này sửa lỗi, thì em hãy đi nói với bạn ấy, không cần thầy đến nói. Nhưng điều kiện trước tiên là em phải xây dựng được thái độ làm người, làm việc tốt trong lớp đã”.

Đệ Tử Quy Chương I: Cha Mẹ Lỗi, Khuyên Thay Đổi (P1)
Đệ Tử Quy Chương I: Cha Mẹ Lỗi, Khuyên Thay Đổi (P1)

Giả như cả lớp đã học qua “Đệ Tử Quy”, trong “Đệ Tử Quy” có câu: “Nghe khen sợ, nghe lỗi vui. Người hiền lương, dần gần gũi”. Một người đối diện với lời khen của người khác sẽ cảm thấy vô cùng lo sợ, đối với sự khuyên bảo của người khác sẽ cảm thấy cảm ơn vì đã chỉ ra khuyết điểm cho mình. Khi cả lớp đều có thái độ như vậy, bạn học này khuyên bảo bạn học kia, các em sẽ thành tựu lẫn nhau, cảm ơn nhau.

Khi bạn học khuyên mình thì cúi đầu nói: “Cảm ơn bạn đã chỉ ra khuyết điểm của mình”. Khi con trẻ biết đi khuyên bảo người khác, khi con trẻ biết tiếp nhận lời khuyên răn của người khác, thái độ như vậy sẽ làm cho cuộc đời của chúng có được những trợ lực rất lớn. Vì vậy khuyên người khác, điều trước tiên phải chú ý đến mục đích và ý định.

Thời cơ như thế nào thì khuyên bảo người khác mới tốt? Tục ngữ nói: “Dương thiện ư công đường, qui quá ư tư thất” (dương thiện nơi công đường, khuyên lỗi nơi phòng riêng). Khi ca ngợi ưu điểm người khác, khen ngợi người khác làm việc tốt, thì chúng ta có thể nói ở trước đám đông, bởi vì có thể làm cho người khác “thấy người tốt, nên sửa mình”.

Chúng ta tán thán họ, họ sẽ càng tích cực nỗ lực. Nhưng khuyên người khác sửa đổi lỗi lầm thì nên ở phòng riêng, lúc không có những người khác. Vì sao phải khuyên lúc không có những người khác? Bởi vì người lớn chúng ta điều quan trọng nhất là thể diện. Thể diện rất quý đúng không? Thể diện một cân bao nhiêu tiền vậy? Vì vậy, một người muốn có đạo đức, muốn thành tựu học vấn thì trước tiên phải bán đi một thứ, đó là thể diện.

Nếu có ai muốn bán thì lát nữa tôi sẽ mua. Nhưng phải thấu hiểu được cảm xúc của người, phải có thể nghĩ đến thể diện của người khác, vì vậy “khuyên lỗi nơi phòng riêng”. Khi chúng ta làm được như vậy, đối phương cũng sẽ cảm thấy chúng ta đang nghĩ cho họ. Nếu như chúng ta nói ra ở trước công chúng thì có thể ngay tại đó có thể xảy ra xung đột, tranh luận. Vì vậy, khuyên can lỗi lầm thì phải ở nơi không có người. Đây chính là nắm bắt thời cơ.

Trong “Luận Ngữ” cũng có một câu nói: “Khả dữ ngôn, nhi bất dữ chi ngôn”( với người có thể nói chuyện mà không nói chuyện với họ), thời cơ đã đến, quý vị có thể khuyên bảo họ nhưng lại không khuyên, đây là “thất nhân” (bỏ lỡ người đáng nói).

Có thể nói mà không nói, đó là “thất nhân”, chúng ta không làm tròn bổn phận làm con, bổn phận của người làm bạn. “Bất khả dữ ngôn, nhi dữ chi ngôn”(với người không thể nói chuyện mà mình vẫn cứ nói), là thời cơ vẫn chưa tới, quý vị quá nôn nóng liền nói với họ, như vậy là “thất ngôn” (uổng phí mất lời của mình), có thể đã nói lỡ lời, lòng tốt của quý vị đã trở thành việc ác. Đó là “thất ngôn”.

Trong mối quan hệ ngũ luân, chúng ta đều phải có bổn phận khuyên nhủ như vậy. Cha con cần phải khuyên can, vua tôi cũng cần phải khuyên can. Khi quý vị tiếp nhận nhiệm vụ trong công ty thì phải có trách nhiệm trợ giúp công ty thật tốt, đương nhiên cũng phải trợ giúp tốt cho cấp trên. Vì vậy, quan hệ vua tôi cũng phải khuyên can.

Tiếp đến là vợ chồng đương nhiên cần phải khuyên can, phải giúp chồng dạy dỗ con cái. Anh em cũng phải khuyên can. Bạn bè cũng phải khuyên can. Đây đều là bổn phận làm người của chúng ta. Do đó, phải nâng cao trí tuệ khuyên nhủ người khác của mình thì mới có thể thông qua lời nói của mình giúp cho cuộc sống của những người thân chúng ta.

“Đệ Tử Quy” có nói: “Khuyên không nghe, vui can tiếp”. Chữ “vui” ở đây rất có trí huệ, nghĩa là lần đầu khuyên cha mẹ không tiếp nhận thì phải đợi lúc nào mới khuyên tiếp? Lúc cha mẹ vui vẻ. Cho nên lúc này phải quan sát sắc mặt, “vui can tiếp”.

Thái độ khi khuyên phải: “Mặt ta vui, lời ta dịu”. Chúng ta phải bình tĩnh, bởi vì khi chúng ta nổi nóng thì cũng dễ làm cho cha mẹ nổi nóng. Chúng ta không nổi nóng thì cha mẹ cũng không dễ gì nổi nóng. Vì thế chúng ta phải “mặt ta vui, lời ta dịu”, sau đó nắm lấy đúng thời cơ để khuyên nhủ. Tiếp theo, “vui can tiếp”.

Chữ tiếp trong câu “vui can tiếp” có ý nghĩa là phải có tính kiên nhẫn, phải khuyên hai, ba lần mới được. Tính kiên nhẫn này từ đâu mà có? Từ tâm hiếu, tâm hữu ái, tâm tận trung có trách nhiệm, nhất định phải duy trì cho đến lúc làm được mới thôi.

Bởi vậy, nếu như ngày nay chúng ta khuyên người khác không có kết quả, chúng ta phải hiểu vấn đề không phải ở đối phương mà ở nơi bản thân mình. Khi bản thân chúng ta luôn luôn phản tỉnh thì sự sáng suốt trong việc khuyên bảo người khác càng lúc càng cao, tự nhiên người khác sẽ cảm nhận được tình cảm chân thành của chúng ta, nhất định sẽ chuyển hóa được. Thế nên chúng ta phải giữ vững thái độ. Người khác không nghe lời khuyên của chúng ta là do chúng ta “đức chưa tu” nên “cảm chưa đến”, chưa có sự cảm ứng.

Khuyên người khác còn có một việc chuẩn bị mà chúng ta phải suy nghĩ đến. Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử có nói: “Quân tử tín nhi hậu gián”. Người quân tử khuyên người khác có một điều kiện, đó là trước tiên nhất định phải làm cho đối phương tin tưởng, sau đó mới khuyên bảo.

Giả như đối phương chưa tin tưởng chúng ta, “vị tín tắc dĩ vi báng kỷ dã” (chưa tạo được niềm tin thì bị coi là chê bai họ), mà chúng ta vội vàng khuyên bảo họ, họ sẽ cho rằng phải chăng chúng ta cố ý làm tổn thương họ. Ngày nay muốn khuyên can người khác trước tiên phải được đối phương tin tưởng sâu sắc. Vì vậy, cha mẹ, cấp trên, người bạn đời, bạn bè hoặc là anh em tin tưởng chúng ta thì việc khuyên bảo mới có kết quả.

Vậy làm sao mới có được sự tin tưởng của người khác? Chúng ta đều mong muốn được người thân, bạn bè tin tưởng chúng ta, vậy chúng ta cầu sự tin tưởng thì nó sẽ đến phải không? Không phải. Chúng ta nhiều lúc rất hâm mộ người khác: “Nhân duyên của anh chị sao mà tốt như vậy, mọi người vì sao đều tin tưởng anh chị như vậy?”. Chúng ta chỉ để ý đến kết quả mà không tìm hiểu nguyên nhân.

Xin mời xem tiếp phần sau: “Cha mẹ lỗi, khuyên thay đổi (P2)

PHẬT TỬ THẤY TỐT, CÓ ÍCH CHO NGƯỜI CHO MÌNH XIN CHIA SẺ BÀI VIẾT
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Ngưỡng nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm gia hộ cho kẻ mù Được thấy, kẻ Điếc Được nghe, người Đau khổ Được an vui.
--------------------------------------
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
--------------------------------------

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once

Bái viết mới nhất

spot_img