4.1 C
London
Chủ Nhật, Tháng Một 19, 2025
Trang chủNữ ĐứcNữ Đức Vi Yếu - Chương Hai: Phụ Phu (P2)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Hai: Phụ Phu (P2)

Date:

Bài Viết Liên Quan

spot_imgspot_img

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Hai: Phụ Phu (P2): Chương đầu tiên của sách “Lễ Ký” xem trọng đến sự khác biệt về vai trò giữa nam và nữ. Bài thơ đầu tiên trong “Kinh Thi” là “Quan Thư” cũng ngụ ý rằng vợ chồng nên có quan hệ tình nghĩa như đôi chim Thư Cưu một đời trung thành với nhau. Từ những lời dạy trên có thể thấy, đạo vợ chồng là điểm khởi đầu của nhân luân, ngàn vạn lần không được xem nhẹ.

THỊ DĨ LỄ QUÝ NAM NỮ CHI TẾ, THI TRƯỚC QUAN THƯ CHI NGHĨA, DO TƯ NGÔN CHI, BẤT KHẢ BẤT TRỌNG DÃ

(Tạm dịch: Thế nên chương đầu tiên của sách “Lễ Ký” xem trọng đến sự khác biệt về vai trò giữa nam và nữ. Bài thơ đầu tiên trong “Kinh Thi” là “Quan Thư” cũng ngụ ý rằng vợ chồng nên có quan hệ tình nghĩa như đôi chim Thư Cưu một đời trung thành với nhau. Từ những lời dạy trên có thể thấy, đạo vợ chồng là điểm khởi đầu của nhân luân, ngàn vạn lần không được xem nhẹ)

Câu nói này vô cùng quan trọng, là phần tiếp theo câu ở phía trước. Trong phần Tiên Chú của Vương Tương, câu này nói về Thánh Vương, tức chỉ cho Thánh nhân, tiên Vương như Chu Văn Vương, Chu Vũ Vương, các ngài chế lễ (Lễ được chế định bắt đầu từ Chu Văn Vương, nên được gọi là Chu Lễ). Cẩn thận từ lúc bắt đầu, từ sự khác biệt vai trò giữa nam và nữ, bởi vì giữa nam và nữ có rất nhiều điểm không giống nhau. Trong khi Khổng Tử biên soạn “Kinh Thi”, bài thơ đầu tiên trong 300 bài Kinh Thi“Quan Thư” nói về việc Văn Vương muốn tìm người thục nữ để việc nội trị được tốt đẹp. Phần này nói về Nữ Đức và mối quan hệ giữa vợ và chồng. Đạo vợ chồng là điểm khởi đầu của nhân luân, không thể không xem trọng. Phần này lời ít ý nhiều. Ý nghĩa được nói đến bên trong thật sâu xa vô cùng.

LỄ QUÝ NAM NỮ CHI TẾ – CHƯƠNG PHỤ PHU

Ý nghĩa của câu này là nam nữ qua lại giao thiệp với nhau cần chú trọng lễ. Trước tiên nhìn chữ “lễ”, trong sách “Lễ Ký” phần đầu tiên nói “lễ” tức là “không được bất kính”. Như thế nào mới gọi là “kính”? Phần phía sau nói chữ “lễ” này quý ở chỗ “nam nữ chi tế”, chữ “tế” này nếu như tra trong “Thuyết Văn Giải Tự” thì thấy nó có nghĩa là gì? Chỗ cát và đá kết hợp với nhau, sự kết hợp này không có kẽ hở, không có vết tì hằn, vô cùng hoàn hảo được gọi là “tế”. Nam nữ làm thế nào kết hợp với nhau một cách hoàn hảo không sai khuyết? Quý ở chỗ có cái “lễ” này. Từ bên trong mà nói thì “lễ” chính là đối xử với hết thảy người, sự, vật đều giữ lòng cung kính. Biểu hiện bên ngoài của “lễ” là làm người hiểu lễ tiết và có lễ độ. Lễ tiết là gì? Là làm bất kỳ việc gì đều có tiết chế, ví dụ như cúi chào, gật đầu chào một chút như vậy chưa gọi là cúi chào, nhưng nếu như bạn cúi người mà như muốn nằm sấp xuống thì hơi quá lố rồi. Thế nên, cần có tiết chế, vừa vặn thích hợp, cho nên chữ “lễ” đi kèm với chữ “tiết”. Còn lễ độ chính là hiểu quy củ, đối người tiếp vật đều hiểu rõ và giữ bổn phận. Ví dụ như tiếp đãi các lãnh đạo khác nhau thì cần dùng lễ nghi không như nhau. Chúng ta đi du lịch đến các quốc gia khác nhau thì cần phải biết nhập gia tùy tục. Việc này nhằm thể hiện tâm lễ kính của chúng ta. Cho nên, đối với tất cả người, tất cả việc, tất cả vật đều cần có tâm cung kính. Tâm cung kính đó trước tiên là giữa nam nữ với nhau. Vào thời xưa, lễ là để “định thân sơ, dứt hiềm nghi, phân biệt giống nhau khác nhau, hiểu rõ phải trái”, có thể thấy lễ rất quan trọng. Cổ lễ quy định nam nữ từ nhỏ phải ăn khác chiếu, ngồi khác chiếu, không được tùy tiện cùng nhau đùa giỡn. Vì sao vậy? Bởi vì cần phải xác định tính quan trọng của lễ trong sự qua lại giữa nam và nữ. Một khi đã xác định tính quan trọng thì bản thân sẽ sanh khởi tâm hổ thẹn, sanh khởi sự tôn trọng đối với người khác và chính mình, sẽ không làm ra những việc trái ngược luân lý đạo đức.

Nữ Đức Vi Yếu - Chương Hai: Phụ Phu (P2)
Nữ Đức Vi Yếu – Chương Hai: Phụ Phu (P2)

Người thời nay chúng ta nhìn người xưa thường cảm thấy quá nhiều quy củ, dường như không cần thiết phải lắm thứ như vậy, nhưng lại không biết có câu thành ngữ gọi là: “Ngăn lỗi ngay từ ban đầu”. Con trẻ từ nhỏ cùng nhau ăn uống, vui chơi, tùy tiện nói đùa, sau này có thể sẽ cùng nhau làm những việc trái với luân lý đạo đức. Hôm qua sau khi tôi giảng bài xong, về nhà, cha mẹ tôi kể với tôi về một chuyện có thật được phát trong truyền hình. Có một em học sinh nam, điều kiện gia đình rất tốt, cha mẹ đều là giáo viên, hình như là giáo viên trung học của huyện. Mẹ dạy ngữ văn, cha dạy toán. Em trai đó từ nhỏ học tập rất ưu tú. Khi em lên cấp hai, trường học cho học ở ký túc xá nhưng cha mẹ em cảm thấy điều kiện trong ký túc xá của trường học không tốt. Họ rất cưng chiều em nên đã thuê riêng cho em một căn nhà kế bên trường học để cho em ở một mình. Thỉnh thoảng, dì và mẹ của em đến thăm em, giúp đỡ chăm sóc em. Kết quả không ngờ rằng sau khi ở một mình em bắt đầu lên mạng, chơi game, vào những trang web sắc tình. Lúc đó em cũng đã 15-16 tuổi và đã có quan hệ bất chính đối với một bạn nữ cùng lớp. Em học sinh nữ này cũng có điều kiện gia đình rất tốt, ở biệt thự. Cha mẹ của em cảm thấy em là một cô gái rất ngoan. Mỗi ngày tan học đều về nhà, đúng giờ đi ngủ. Không ngờ rằng biệt thự có căn phòng ở dưới tầng hầm. Căn phòng tầng hầm có cửa garage, em mỗi tối đợi khi cha mẹ đi ngủ đã len lén đi ra ngoài bằng cửa garage, hẹn hò với bạn trai. Sau khi quen nhau nửa năm thì không muốn qua lại với người bạn trai đó nữa. Kết quả người bạn trai đó không đồng ý. Không đồng ý thì như thế nào? Có một lần nọ, cậu ta giả vờ hẹn người bạn gái ra ngoài. Trong túi thủ sẵn con dao gọt trái cây, sau khi nhìn thấy người bạn gái đó chẳng nói chẳng rằng muốn đâm cho chết. Do ở kế bên trường học, cô bé đó la lên kêu cứu. Hai người bạn nam học cùng lớp chạy đến muốn cứu cô, đều là những em 14-15 tuổi. Kết quả người bạn trai đó đã đâm chết luôn hai người bạn học nam kia, giết luôn ba mạng người, lại đâm bị thương hai người nữa, sau cùng đã bị bắt giam vào ngục. Cha mẹ của em trai này đau đớn vô cùng, cảm thấy mình là giáo viên mà dạy ra đứa con trai như vậy. Vì sao con của mình đã trở nên như vậy?

Vì sự việc này mà cha mẹ tôi bảo với tôi rằng việc giáo dục con cái thực sự rất quan trọng. Tôi may mắn đã học văn hóa truyền thống nên không thể không hiểu đạo lý. Lời dạy của Tổ tiên không thể không nghe. Sau khi bản thân học tập văn hóa truyền thống, tôi luôn luôn giáo dục con cái phải làm việc nhà, không được kết bạn lung tung, không xem truyền hình, không lên mạng, dựa vào lời dạy của cổ Thánh tiên Hiền trong “Đệ Tử Quy”, “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” mà áp dụng từng ly từng tí vào trong cuộc sống, cắm vững nền tảng giáo dục căn bản. Ví dụ, trước đây con trai của tôi rất thích chơi con quay Yo-Yo, bảo rằng bạn trong lớp ai cũng có. Nó nói với cha của tôi mấy lần. Tôi nói nếu muốn mua thì mua loại rẻ tiền nhất nên đã dùng năm tệ mua cho con một cái. Một ngày nọ, nó cùng với các bạn chơi trong xóm, phát hiện con quay Yo-Yo của các bạn rất tốt, nó rất hâm mộ. Tôi hỏi thăm một bé ở đó mới biết loại rẻ nhất là 180 tệ, đắt nhất là 390 tệ, đều là hàng nhập khẩu. Con trai của tôi lúc đó đã nói với tôi một cách ủ rũ rằng con Yo-Yo của nó chẳng ra sao cả. Tôi đã cười mà nói với con rằng: “Đây chỉ là một món đồ chơi mà thôi, càng tốn nhiều tiền thì phước báo của con càng bị tổn hao nhanh chóng, không phải là việc tốt. Chúng ta có một cái như vậy chơi là tốt rồi. Con và em trai đừng nên so sánh với người khác về cái này mà hãy so sánh về đức hạnh, về sự hiếu thuận cha mẹ, lao động tiết kiệm. Như vậy, đức hạnh và phước báo của các con sẽ càng tích càng dầy, tương lai mới đạt được niềm vui hạnh phúc thực sự”. Con trai nghiêng đầu lắng nghe xong cảm thấy rất vui. Nó không còn bận lòng nữa. Những phụ huynh chúng ta trong quá trình học tập văn hóa truyền thống xin đừng hành động cực đoan, ví dụ như vừa mới học văn hóa truyền thống thì không cho con đi học nữa, nói rằng hoàn cảnh ở trường học không học “Đệ Tử Quy” nên không tốt, không thể để cho con bị ô nhiễm, không cho con chơi đồ chơi nào cả v.v. Có khi như vậy sẽ phản tác dụng nếu như áp đặt thái quá. Dù sao chúng cũng chỉ là đứa trẻ 8-9 tuổi, chúng ta cũng không thể hoàn toàn cách ly chúng với hoàn cảnh bên ngoài. Thế nên sự giáo dục mưa dầm thấm lâu của cha mẹ mỗi ngày là vô cùng quan trọng. Nhất định phải giúp con hiểu rõ đạo lý, trường thời huân tập có thể giúp con sinh ra sức mạnh miễn dịch, có thể tự động chế ngự được sự ảnh hưởng của tà tri, tà kiến lên chúng. Thế nên, chúng ta làm mẹ phải biết hoàn thành sự giáo hóa con cái một cách tùy thuận mà có trí huệ.

Chương Hai: Phụ Phu (P2)
Chương Hai: Phụ Phu (P2)

Nói đến câu: “Lễ quý nam nữ chi tế”, tôi cũng nghĩ đến một sự việc nhỏ vừa mới xảy ra. Tối hôm qua con trai lớn của tôi ở nhà làm thiệp chúc mừng năm mới. Nó đến hỏi ý kiến của tôi về việc muốn tự mình làm thiệp chúc tết mẹ, thầy cô và bạn học, sau đó nói rằng: “Mẹ ơi! Con muốn tặng thiệp cho một bạn học nữ. Bạn ấy là lớp trưởng lớp con, nhân phẩm rất tốt. Con có thể tặng bạn ấy được không ạ?”. Bởi vì tôi thường nói với con trai rằng nam nữ có sự khác biệt, cần chú ý việc qua lại với bạn học nữ. Con trai tôi tuy mới 8 tuổi nhưng rất nghe lời. Tôi nghe con trai nói như thế thì suy nghĩ rồi nói rằng có thể được, nhưng làm xong phải đưa tôi xem. Kết quả, nó dụng tâm làm xong tấm thiệp đến đưa cho tôi xem. Tôi lập tức liền nói không phù hợp, không thể tặng. Nó rất ỉu xìu hỏi rằng vì sao không thể tặng. Tôi nói con xem tấm thiệp này phía trên dán một trái tim, phía sau trái tim còn có vòng tròn. Nếu như mẹ là phụ huynh của bạn nữ này thì sẽ nghĩ ai đã tặng cho con mình cái thiệp này vậy. Người này muốn gì đây. Con tôi nói: “Mẹ ơi! Đây là sự thể hiện của tình yêu. Giữa người và người đều cần nói lời yêu thương”. Tôi nói không thể tùy tiện nói yêu được, đặc biệt là người không học văn hóa truyền thống sẽ hiểu nhầm. Tôi nói con hãy đem tấm thiệp này tặng cho bà ngoại. Thay vào đó, con có thể vẽ ngôi sao, hoặc mặt trăng, mặt trời, rồi dán thêm vài bông hoa và cỏ, viết vài lời chúc bạn ấy học tập tốt, giúp đỡ lẫn nhau. Con trai tôi sau khi nghe hiểu thì rất vui mừng mà đồng ý. Chúng ta trong lúc học tập đừng cảm thấy việc học này xa rời cuộc sống thực tế của chúng ta quá. Thế nào gọi là: “Lễ quý nam nữ chi tế” vậy? Không hề xa rời chút nào, từ việc giáo dục con cái cho đến việc tiếp xúc với chồng, rồi việc giao tế qua lại với người trong xã hội. Cổ nhân có dạy rằng: “Mắt tùy tiện nhìn thì ắt bị dụ hoặc. Tai tùy tiện nghe thì ắt bị mê hoặc. Miệng tùy tiện nói thì ắt bị loạn. Ba điều này phải cẩn thận mà giữ gìn vậy”.

Những chi tiết nhỏ mà chúng ta cần phải chú ý trong cuộc sống hằng ngày rất nhiều. Có một cuốn sách rất hay tên là “Thường Lễ Cử Yếu” do Thầy Lý Bỉnh Nam biên soạn. Chúng ta có thể thông qua việc học tập “Thường Lễ Cử Yếu” để biết làm thế nào nói chuyện với người, làm thế nào xử sự, thậm chí làm thế nào ăn cơm, đi đứng, nằm ngồi. Người không học thì không biết đạo lý. Khi học “Thường Lễ Cử Yếu” tôi nhớ lời dạy như thế này: “Qua ruộng dưa thì chớ buộc giày, dưới cây mận thì đừng sửa mũ”, bởi vì khi bạn chỉnh mũ lại cho ngay ngắn thì người khác nghi ngờ là có phải bạn muốn ăn trộm mận hay không. Ở trong ruộng dưa thì chớ cúi người xuống mà buộc giày vì người khác sẽ nghĩ có phải bạn muốn trộm dưa hay không. Sự hiềm nghi này thông thường khi giao tiếp qua lại với người khác giới đặc biệt cần chú ý, bao gồm cả việc tiếp xúc với chồng, ví dụ khi bạn gọi điện thoại, len lén lút lút vào trong phòng gọi điện thoại cho một người nam, chồng của bạn sẽ cảm thấy vì sao mà lại tránh mặt mình thế không biết. Khi bạn đi ra ngoài công tác mà không nói với chồng một câu, đến nơi cũng không báo một tiếng, đúng lúc lại cùng đi với một người nam khác, cùng nhau làm việc, thế thì phiền phức rồi. Bởi vì phụ nữ thời nay không giống thời xưa. Vào thời xưa không có phụ nữ ra ngoài đi làm, đều đóng cửa ở trong nhà, quy phạm khá tốt. Hiện nay, chúng ta ra ngoài làm việc, có rất nhiều mối quan hệ giao tế, lúc này chúng ta cần chủ động đặt cho mình một vài quy củ. Những quy củ này chính là lễ tiết và lễ độ mà chúng ta hôm nay đã học. Sau đó, chúng ta cần phải cung kính thể hiện lễ tiết và lễ độ này trong cuộc sống. Như vậy mới là xác lập cái “lễ” trong mối quan hệ vợ chồng.

THI TRƯỚC QUAN THƯ CHI NGHĨA

“Thi” chỉ cho “Kinh Thi”. Đoạn này thể hiện rằng “Kinh Thi” chú trọng việc hiển bày nghĩa lý của chương “Quan Thư”. Nghĩa lý ở phần này là gì? Như trong chương “Chu Nam” có viết: “Quan Thư, hậu phi chi đức dã, Phong chi trị dã, sở dĩ phong thiên hạ nhi chánh phu phụ dã. Cố dụng chi hương nhân yên, dụng chi bang quốc yên”. Ý nói rằng bài thơ “Quan Thư” nhằm nói lên đức hạnh của bà hậu phi, khởi nguồn từ thể thơ tên là “Phong”, dùng để giáo hóa thiên hạ, đồng thời đoan chánh đạo vợ chồng, có công dụng rất lớn đối với dân chúng ở thôn quê và phong khí của đất nước. Ngoài ra, “thị dĩ Quan Thư nhạo đắc thục nữ dĩ phối quân tử, ưu tại tiến hiền, bất dâm kỳ sắc, ai yểu điệu, tư hiền tài, nhi vô thương thiện chi tâm yên. Thị Quan Thư chi nghĩa dã”. Trên thực tế ở đây là tán thán tâm lượng của bà Thái Tự, một trong ba bà Tam Thái khai quốc triều nhà Chu. Bà có thể không có tâm đố kỵ vì Chu Văn Vương tuyển chọn hiền nữ, hy vọng triều nhà Chu có người kế thừa.

“Quan Thư” là cách nói rút gọn của “Quan Quan Thư Cưu”. “Quan quan” là âm thanh tiếng chim kêu. Thư Cưu là một loại chim, khá giống loài Thủy Ưng. Chúng quen sống ở phần mỏm đất nhô lên trên sông. Loài chim này vì sao được đưa vào trong “Kinh Thi” và được khen ngợi như vậy. Bởi vì loài chim này có hai đặc tính. Thứ nhất là con trống và con mái suốt đời chỉ có một người bạn đời. Khi chúng đã chọn được đối tượng tốt rồi thì sẽ kết hợp với nhau, không hề có người bạn đời thứ hai. Nếu một trong hai con chết đi thì con còn lại sẽ ở một mình cả đời. Đặc điểm thứ hai là khi chúng giao phối thì đều tránh né con người và những loài chim khác. Chúng núp vào phía sau bụi cỏ. Chúng cũng có lễ tiết và cảm giác xấu hổ. Từ hai điểm này chúng ta có thể nhìn thấy cái nghĩa của chim Thư Cưu. Cái “lễ” mà phần trước đã nhắc đến nên thực hiện ra sao chính là đến sau cùng thể hiện được cái nghĩa của loài chim Thư Cưu, nếu như không làm được thì không có cái lễ thực sự. Nói một cách khác, cho dù bạn có đối xử tốt với chồng như thế nào, làm việc nhà có tốt đến đâu, đồng thời còn thể hiện ra sự khiêm hạ và chăm chỉ, nhưng sau lưng bạn lại cùng một người đàn ông khác làm những chuyện không hay, không giữ trinh tiết thì vợ chồng không thể nào có thể sống với nhau đến bạc đầu được. Thế nên, làm phụ nữ trước tiên cần phải giữ trinh tiết, tâm phải chuyên, phải định. Phần “Chuyên Tâm” ở phía sau sẽ giảng làm thế nào để nhất tâm. Phụ nữ nhất tâm thì sẽ thành tựu đức hạnh lớn nhất của phụ nữ. Đó là đức hạnh gì? Đó chính là toàn bộ đức hạnh sâu dày của cô ấy (là hậu đức).

Chúng ta xem chữ “trinh” có bốn lớp hàm nghĩa:

Tầng nghĩa thứ nhất chỉ cho sự trong sạch trinh tiết, phụ nữ cần giữ trinh tiết, đối xử tốt với bản thân bắt đầu từ việc giữ trinh tiết.

Tầng nghĩa thứ hai của chữ “trinh” “chánh”. Chánh thì sẽ chuyên, chuyên thì sẽ không đối lập, không đối lập với tất cả người, sự, vật. Không có đối lập thì có thể buông xuống tự ngã. Buông xuống tự ngã thì có thể mở rộng tâm lượng, thành tựu cho người khác. Phụ nữ có tâm lượng lớn thì phước báo sẽ lớn.

Tầng nghĩa thứ ba của chữ “trinh” chính là “thành” trong “chân thành”. Tâm chân thành thì không có tạp niệm, không có hai ý niệm, đối xử với người bằng tâm chân thành là phẩm hạnh rất hiếm có của người phụ nữ.

Tầng nghĩa thứ tư của “trinh”“định”. Định chính là làm bất kỳ việc gì tâm cũng không động, tâm không bị cảnh giới bên ngoài dao động. Nếu bên ngoài gió vừa thổi thì cỏ đã lay động rồi, tâm thần lỏng lẻo dễ lay động như thế thì sao được. Ví dụ như có người gọi điện thoại cho bạn nói chồng của bạn ở bên ngoài thế này thế nọ, bạn liền lập tức cảm thấy đất trời sụp đổ, về nhà la hét ỏm tỏi không chút an định, kỳ thực có thể là chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Những sự việc như thế này rất nhiều. Bất luận trên sự nghiệp gặp phải thách thức gì, hay trong gia đình xuất hiện mâu thuẫn gì thì người phụ nữ phải giữ được “định”, giữ được “chánh” không loạn, giữ tâm như như bất động, định tâm trong công việc gia đình thì hết thảy sự việc bên ngoài người chồng sẽ tự nhiên có thể giải quyết được.

nu duc vi yeu chuong hai phu phu p2 3273323283

Có một câu chuyện về một phụ nữ rất đức hạnh đã khiến tôi xúc động sâu sắc. Khi cô còn trẻ, chồng của cô ra ngoài ngoại tình. Đối với việc chi trả tất cả những chi phí trong gia đình, cô ấy đều không một lời than oán. Có khi chồng của cô còn dắt cả nhân tình về nhà. Cô còn phải làm đồ ăn cho họ, nhưng không hề than trách, cũng không oán trách. Sau đó, chồng của cô và người phụ nữ đó có với nhau một đứa con. Họ cũng không nuôi dưỡng mà đem về cho cô. Cô ngoài việc nuôi đứa con trai lớn của mình ra còn phải nuôi đứa con trai nhỏ của họ. Đứa bé ấy ở với cô cho đến năm 17 tuổi. Nó không hề biết cô không phải là mẹ ruột của nó. Sau này, chồng của cô cùng người phụ nữ kia ra ngoài sống, không quay về nữa. Đột nhiên có một ngày có người bảo cô vào bệnh viện, nói có người tìm cô, không tìm được người khác thay thế. Hóa ra chồng của cô bị ung thư giai đoạn cuối, nằm ở trong bệnh viện, không có người chăm nom. Còn người phụ nữ kia của chồng cô đã bị tai nạn xe cộ trở thành người thực vật. Cả hai người đều nằm viện. Người thân, bạn bè của họ không có người nào đến thăm vì đều khinh bỉ họ. Vì vậy, bệnh viện phải tìm đến người vợ trước. Thật ra, vợ chồng họ vẫn chưa ly hôn nên bệnh viện mong người vợ đến chăm sóc cho chồng. Người phụ nữ đó thật là vĩ đại. Cô lấy đức báo oán, không hề có chút oán trách, đến bệnh viện không chỉ chăm sóc, hầu hạ chồng mà còn chăm sóc cho người phụ nữ kia của chồng. Cô gọi đứa con mà cô đã nuôi nấng đến kể hết sự tình cho nó nghe. Cô nói: “Hiện giờ, con cần phải vì mẹ ruột của mình mà tận hiếu, tận nghĩa vụ. Con phải giúp mẹ chăm sóc cho mẹ của con. Mẹ đã 60 tuổi rồi, tuổi tác đã lớn sợ không lo xuể”. Đứa con trai đó đã không thừa nhận, nói rằng: “Không thể được! Mẹ chính là mẹ của con!”. Cô ấy nói: “Không phải vậy!”. Sau cùng cô ấy đã dẫn con trai đến trước giường của người vợ hai của chồng và nói: “Con của cô đây. Hôm nay tôi để nó đến chăm sóc cô”. Kết quả, kỳ tích xuất hiện, người phụ nữ đó vốn là người thực vật nằm trên giường bệnh đã chảy nước mắt. Chúng tôi nghĩ đó là giọt nước mắt hổ thẹn, xấu hổ, hối hận. Người chồng của cô cũng mắc bệnh nặng đầy thân, sống không còn bao lâu nữa. Cô mỗi ngày đều chăm sóc tận tình. Kết quả, một ngày nọ người chồng của cô đột nhiên giật hết tất cả các ống truyền dịch trên người mình ra, dùng hết sức lực lăn xuống dưới giường, quỳ xuống chân vợ khấu đầu rất lâu, nói lời xin lỗi. Câu chuyện này tôi đã đọc được từ nhiều năm trước. Mỗi lần đọc xong đều rất cảm động, cảm thấy trên thế gian này vẫn còn có người như vậy, đáng cho phụ nữ chúng ta học tập.

Chúng ta có bao giờ ngẫm xem cái gì mới là tình yêu thương lớn lao trên thế gian, thế nào mới là người có lòng nhân đích thực. Trong lời dạy xưa có nói về chữ “nhân” (仁)“trời đất và ta cùng một cội, vạn vật và ta cùng một thể”. Đây chính là lòng nhân đích thực, nên mới có câu: “Nhân giả vô địch” (Người nhân không có thù địch). Một người thật sự nhân ái từ bi sẽ không đối lập với bất kỳ người nào. Khi không có đối lập thì bên trong không có phiền não, bên ngoài cũng không có kẻ địch. Một người có thể bao dung, hòa ái với tất cả người trong thiên hạ thì thực sự sẽ không có người thù địch. Chúng ta vẫn còn gặp phải những người có ác ý với mình thì nhất định là do vấn đề của chính mình. Buông xuống đối lập chính là buông xuống phiền não, chỉ có buông xuống sự đối lập trong tâm thì hết thảy ô nhiễm trong tâm đều biến thành những đóa hoa sen. Nghĩ đến đời người ngắn ngủi có bao lâu thì thực sự không cần tự chuốc lấy phiền não. Ngàn vạn lần đừng lấy sai lầm của người khác trừng phạt bản thân. Đối xử tốt với người tức là đối xử tốt với chính mình.

Còn có một câu chuyện khác cũng khiến tôi rất xúc động. Thời xưa, có một người phụ nữ không giữ trinh tiết, ở bên ngoài lang chạ. Kết quả, chồng của cô ta biết được nhưng không hề nói gì cả. Một ngày nọ, người chồng kêu vợ đến nói: “Hai ngày nữa ta phải đãi khách, nay báo với nàng trước một tiếng”. Người vợ không xem chuyện đó là quan trọng liền nói: “Được thôi!”. Người chồng mỗi ngày ra ngoài làm việc, phải lao động vất vả. Trong lúc làm việc trong tâm anh biết rất rõ là vợ của mình ở nhà tằng tựu với người đàn ông khác. Trưa hôm đó, anh đột nhiên trở về nhà, còn mua rất nhiều rượu và thức ăn. Bởi vì anh ấy về nhà quá đột ngột, gã nhân tình của vợ còn chưa đi khỏi, kẹt ở trong nhà. Trong lúc cuống quýt, gã liền chui xuống gầm giường. Vợ của anh bước ra hỏi anh sao hôm nay về nhà sớm vậy. Anh nói: “Chẳng phải ta đã nói với nàng là phải đãi khách đó sao?”. Vợ của anh hỏi: “Khách nào?”. Người chồng nói: “Khách ở trong phòng. Nàng hãy giúp ta mời anh ấy ra đây. Ta đã làm cơm xong rồi”. Vợ của anh nói: “Anh đừng có ăn nói linh tinh! Trong phòng làm gì có khách nào!”. Anh không hề tức giận mà nói: “Nàng hãy mau mời anh ấy ra đây! Đừng để trễ nải thời gian! Cơm nước tôi đã làm xong rồi, đừng để nguội lạnh”. Sau cùng, ép người đàn ông đó phải đi ra cùng anh ăn cơm. Khi ăn được nửa chừng, anh rót một ly rượu, sau đó đột nhiên quỳ xuống đất dâng rượu cho người đàn ông kia. Gã kia nói anh đừng làm như vậy. Anh nói: “Không sao cả! Bữa cơm này là bữa cơm cuối cùng của tôi. Sau khi ăn xong, tôi sẽ đưa cho anh ba thứ: Thứ nhất là giao cái nhà này cho anh. Thứ hai là giao vợ cho anh. Thứ ba là giao tất cả tài sản cho anh. Sau đó tôi sẽ ra đi. Tôi vô cùng biết ơn anh đã đem những gánh nặng này đi cho tôi”. Gã đàn ông kia sợ quá không dám nhận. Người chồng nói: “Không nhận không được! Nếu anh không nhận thì tôi sẽ dùng con dao này chém anh”. Gã đàn ông kia đành phải nhận. Người chồng ăn cơm xong thì rất tiêu sái[1] ra đi xuất gia. Xuất gia một thời gian không lâu thì đạo nghiệp thành tựu. Kết quả, chưa đến ba năm gã đàn ông của người vợ cả ngày không chịu làm việc, gia sản nhanh chóng lụn bại, sau cùng đối với người vợ không đánh thì mắng. Người vợ rất hối hận, chạy đến chùa tìm người chồng, cầu mong anh về nhà. Anh nói: “Nàng đừng đến tìm ta! Việc này không thể được”. Người vợ nhớ đến việc trước đây chồng mình thích ăn cá liền làm một món cá mang đến nói người chồng nhất định phải ăn: “Là do chính tay em làm cho chàng”. Nào ngờ, người chồng ném đĩa cá ấy xuống nước, con cá đột nhiên sống lại. Cho đến nay cái hồ nước ấy vẫn còn gọi là “Đầm Hắc Ngư”.

Từ hai câu chuyện trên có thể thấy rằng thế nào mới được gọi là “thông đạt”, phía trước đã nói đến câu “thông đạt thần minh”. Hãy từ cái nghĩa của loài chim Thư Cưu mà phản tỉnh chính mình, không ngừng nâng cao đức hạnh của bản thân, đồng thời cũng có thể buông xuống tình chấp của thế gian, không nên quá chấp trước vào cái gọi là “tình cảm”. Vợ chồng là duyên, duyên tụ duyên tan, khi có duyên ở chung với nhau nhất định phải trân quý, đối với nhau có lễ. Còn khi duyên phần không tốt, ví dụ như chồng ở bên ngoài ngoại tình thì cũng đừng nên đau thương quá mức. Chúng ta tu cho tốt đức hạnh của chính mình đến đúng lúc thì tự nhiên sẽ có sự chuyển hóa. Người chồng sẽ có báo ứng của anh ấy, giống như câu chuyện thứ nhất. Người vợ rất tốt, trong ngoài thôn đều khen ngợi cô ấy. Kết quả chồng của cô ấy không bao lâu sau mắc bệnh nặng, rồi chết, trước khi chết rất hối hận, dập đầu nhận lỗi với cô ấy. Ngoài ra, cái nghĩa của loài chim Thư Cưu còn khiến cho chúng ta phản tỉnh rằng phụ nữ cần phải có tâm biết hổ thẹn. Hiện nay chúng ta rất ít khi nhìn thấy phụ nữ biết yêu thương mình, biết tự trọng, tự tôn.

Có một lần tôi đi giảng ở nơi khác trở về, lúc ở sân bay nhìn thấy các cô gái và chàng trai rất trẻ, ở ngay trong nhà hàng tại sân bay, bá vai ôm eo rất phóng túng. Vì cô gái đó không cảm thấy ngại ngùng nên chàng trai kia được thể càng phóng túng hơn. Nếu như đối với bản thân không có sự ước thúc và yêu cầu, chính mình đã không trân trọng bản thân, thì sao đàn ông có thể tôn trọng mình được chứ? Cái gọi là “yêu” đó chỉ là tình dục mà thôi. Nếu phụ nữ không tôn trọng bản thân, mặc tình để người đùa bỡn, trên thực tế đã hạ thấp bản thân mình đến mức không bằng cầm thú. Nếu có một ngày bị người nam kia bỏ rơi thì cũng là việc bình thường. Giống như ở ví dụ trên, cô gái đó chỉ mới 15 tuổi thôi nhưng đã chôn vùi sinh mạng của mình rồi, vì đã không tôn trọng chính mình. Thế nên, sự giáo dục tu dưỡng đạo đức cho bé gái từ nhỏ rất quan trọng, cần dạy các em tôn trọng chính mình, thông qua việc xem trọng thân thể mà xem trọng tiết tháo của chính mình, xem việc bảo vệ trinh tiết như bảo vệ thanh danh của chính mình.

Người xưa có câu, trên thế gian có bốn việc cần phải cẩn thận:

Thứ nhất là danh tiếng, rất khó để tạo nên tiếng tăm tốt nhưng nếu như muốn đạp đổ thì rất dễ dàng, chỉ cần cử chỉ khinh xuất là tiếng tăm sẽ bị hủy.

Thứ hai là sự nghiệp, sự nghiệp thì dễ làm nhưng thành công thì lại khó. Ví dụ như mở công ty rất dễ, nhưng rất ít công ty có sự nghiệp thành công.

Thứ ba là dối trá, nói được nhưng làm không được, đó chính là dối trá.

Thứ tư là làm được nhưng không nói được, thực sự làm người khi đối mặt với hoàn cảnh, khi phải lựa chọn giữa việc làm và lời nói thì cứ làm đi là tốt rồi.

DO TƯ NGÔN CHI, BẤT KHẢ BẤT TRỌNG DÃ.

“Tư” nghĩa là ở đây, nghĩa là nói từ đây mà học tập, “bất khả bất trọng dã” chính là vô cùng quan trọng. Trong “Luận Ngữ” có nói “bất học lễ, vô dĩ lập”. “Vô dĩ lập” là thế nào? Là không thể lập thân, không thể cắm được cái gốc làm người trong thế gian này.

Thời xưa, có câu chuyện tên là “Châu Tuyên Khương Hậu”, xuất phát từ “Liệt Nữ Truyện”. Châu Tuyên Khương Hậu là con gái của Tề Hầu, là hoàng hậu của Chu Tuyên Vương, vô cùng hiền đức. Phàm những gì không hợp lễ bà đều không nói, hành vi cử chỉ không hợp lễ bà đều không làm. Tuyên Vương có một lần thức khuya nên dậy trễ, một vài phu nhân và quý phi cũng chưa ra khỏi phòng. Khương Hoàng hậu sau khi bước ra đã gỡ hết trâm cài tóc và hoa tai xuống đứng đợi ở lối đi, giống như người có tội đang đợi sự trừng phạt. Đồng thời nhờ cha mẹ chuyển lời đến Chu Tuyên Vương rằng: “Thiếp không đủ tốt, tâm ý bất chánh để lộ ra ngoài khiến cho Quân vương có hành vi lỗi lầm dẫn đến dậy muộn”. Ý muốn nói Quân vương dường như tham luyến sắc đẹp mà quên đi đức hạnh. “Nếu như tham luyến sắc dục sẽ phóng túng xa hoa, họa loạn sẽ phát sinh. Truy cứu nguyên nhân của họa loạn là khởi nguồn từ Hoàng hậu. Xin hoàng thượng trừng phạt thiếp!”. Nhà vua nghe xong hổ thẹn nói rằng: “Là do Trẫm làm không đúng, là do lỗi của Trẫm, khanh nào có lỗi gì đâu”. Nhờ vậy, ngôi Hoàng hậu vẫn giữ được mà đối với việc chánh sự Vua càng thêm cần mẫn, mỗi ngày đều lên triều sớm, tối mới hạ triều, thành tựu nghiệp đế một đời.

Vào thời xưa, chúng ta thấy những câu chuyện về việc xem trọng lễ rất nhiều. Hiện nay không có người dạy lễ, đây là một vấn đề lớn. Chúng ta rất muốn học, muốn cung kính với người nhưng không biết làm thế nào. Làm sao đây? Chúng ta hãy từ Kinh điển mà bắt đầu học, tư duy suy nghĩ nhiều lần. Tôi cũng không biết học, có khi đắc tội với người mà cũng không biết vì sao lại đắc tội, việc gì làm không đúng không biết vì sao lại không đúng. Thế nên, tôi đem theo bên mình một cuốn sách nhỏ. Ví dụ như khi tôi đi cắt tóc tôi đem theo cuốn sách “Thái Căn Đàm”, bên trong toàn là những câu nói ngắn gọn nhưng rất tinh túy, đơn giản dễ hiểu, hết sức rõ ràng. Tôi ngồi ở đó giở sách ra xem, xem đến chỗ nào thích thú liền dùng bút dạ quang tô đoạn đó, mỗi lần đều xem một ít. Bởi vì thời gian nhãn rỗi như thế này rất nhiều, ví dụ như khi ngồi trên xe, khi tài xế lái xe thì tôi giở sách ra đọc, tôi lợi dụng thời gian như vậy mà học tập, rất là hữu dụng.

Năm ngoái, có một sự việc như thế này. Có một người bạn giận tôi, tôi không biết giận tôi về việc gì, nhưng tôi rất muốn cải thiện. May thay ba ngày sau là tết Trung Thu, tôi nhanh chóng bảo nhân viên đến tặng bánh cho anh ấy, nhưng càng làm càng hỏng, bánh bị trả về. Tôi không hiểu tại làm sao. Kết quả, trong quá trình học tập, tôi phát hiện ra có một câu nói: “Vũ hậu tán, thiết vật chi; oán hậu ân, thiết vật thí”, nghĩa là đừng đợi mưa tạnh rồi mới giương dù lên cho người khác, không còn cần nữa rồi. Người ta vừa mới tức giận bạn xong thì bạn đừng thi ân vào ngay lúc đó. Người đó vẫn chưa nguôi giận thì sao nhận đồ của bạn được. Thế nên, lúc đó hãy buông xuống, hãy khoan gấp gáp biểu lộ ý định muốn chuộc lỗi. Trong tâm của bạn có ý định đó là được rồi, là tốt rồi, hãy để thời gian xóa nhòa đi những điều không vui. Đó là lời dạy của Tổ tiên. Tôi cảm thấy rất có ích.

PHẬT TỬ THẤY TỐT, CÓ ÍCH CHO NGƯỜI CHO MÌNH XIN CHIA SẺ BÀI VIẾT
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Ngưỡng nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm gia hộ cho kẻ mù Được thấy, kẻ Điếc Được nghe, người Đau khổ Được an vui.
--------------------------------------
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
--------------------------------------

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once

Bái viết mới nhất

spot_img