9.3 C
London
Thứ Tư, Tháng Một 15, 2025
Trang chủĐệ tử quyĐệ Tử Quy (P5): Căn Bản Của Đức Hạnh Ở Đâu?

Đệ Tử Quy (P5): Căn Bản Của Đức Hạnh Ở Đâu?

Date:

Bài Viết Liên Quan

spot_imgspot_img

Đệ Tử Quy (P5): Căn Bản Của Đức Hạnh Ở Đâu?

Đệ Tử Quy (P5): Căn Bản Của Đức Hạnh Ở Đâu? Các vị phụ huynh, nếu như con của quý vị hiện tại đã cắm cái gốc này, hiểu được làm thế nào để làm người và làm việc, thì quý vị đã giúp cho chúng ngay một đời này đứng vững không ngã.

(Tiếp theo phần trước)

5. Căn bản của đức hạnh ở đâu? – Đệ Tử Quy

Từ chỗ này chúng ta hồi tưởng lại một chút, người phương Tây phát hiện đức hạnh rất quan trọng, đó đều là lúc đã xảy ra vấn đề, cho nên họ hiện tại phải lo giải quyết. Xin hỏi: Họ có biết căn bản của đức hạnh ở đâu không? Phải có thể trị gốc thì mới có thể giải quyết được vấn đề. Hiện tại doanh nghiệp lớn của họ cũng bỏ ra rất nhiều tiền để bồi dưỡng [đức hạnh cho nhân viên], dùng tục ngữ của phương Đông gọi là “lâm nguy mới ôm chân Phật”.

Xin hỏi: Có thể trong hai tháng luyện được một người có thái độ lễ phép không? Giả như họ vốn dĩ rất khô cứng không biết cười, lập tức huấn luyện họ trong hai tháng để họ cười với mọi người, tôi tin rằng khi khách hàng bước vào, nhìn thấy họ cười thì toàn thân sẽ nổi da gà. Rất không tự nhiên, bởi vì nụ cười của họ là muốn lấy tiền từ trong túi của quý vị về bên họ chứ không phải tôn kính người từ trong nội tâm.

Người phương Đông cắm cái gốc đức hạnh từ lúc nào vậy? Từ nhỏ đã phải cắm cái gốc đức hạnh rồi. “Cẩu bất giáo, tính nãi thiên”, nếu từ nhỏ mà không được dạy dỗ thì khi trưởng thành muốn kéo chúng trở lại sẽ rất là khó khăn, vì vậy nhất định phải dạy từ nhỏ. Trong “Kinh Dịch” có một câu nói rất quan trọng: “Mông dĩ dưỡng chánh, thánh công dã” (Dạy cho trẻ thơ điều đúng đắn, có công như Thánh nhân vậy).

Chữ “mông” này là đại biểu khi thiên địa sơ khai, vạn vật đều còn rất yếu ớt, vào lúc này phải cố gắng bảo hộ chúng, cố gắng dưỡng dục chúng. Cho nên từ giáo dục này là nói đến giáo dục trẻ nhỏ, chính là khi đứa trẻ còn nhỏ phải nuôi dưỡng chính khí cao thượng và thái độ đối nhân xử thế chuẩn xác cho chúng.

Quý vị nuôi dưỡng tốt chúng, công đức này rất thần thánh. Nếu như nuôi ra một Phạm Trọng Yêm thì là công lao sự nghiệp thần thánh. Hiện tại muốn nuôi ra một Phạm Trọng Yêm có dễ không? Vì sao không dễ? Hiện tại quý vị nuôi dưỡng con mình trở nên rất hiếu thuận, chúng lập tức sẽ là một điểm hồng trong đám rừng xanh.

Đệ Tử Quy (P5): Căn Bản Của Đức Hạnh Ở Đâu?
Đệ Tử Quy (P5): Căn Bản Của Đức Hạnh Ở Đâu?

Ở Thẩm Quyến, chúng tôi có rất nhiều trẻ nhỏ đang học giáo huấn của Thánh Hiền. Lần này chúng trở lại quê hương đều làm cho tất cả trưởng bối kinh ngạc: Thời nay mà vẫn còn nhìn thấy trẻ con cúi đầu đến 90 độ. Họ đều sinh lòng kính phục, nhìn thấy rất là hoan hỉ, không biết bao lì xì có cho thêm nhiều hơn không?

Có một lần, một đứa bé cùng ngồi ăn cơm chung với mọi người. Khi thức ăn được bưng lên, tất cả người lớn lập tức động đũa gắp lấy thức ăn, đột nhiên họ nhìn thấy đứa bé đó cúi đầu đọc cái gì đó có câu có kệ. Vốn dĩ họ muốn gắp thức ăn nhưng đột nhiên cảm thấy rất kỳ lạ nên ngưng lại, đợi đứa bé này sau khi đọc xong liền hỏi: “Vừa rồi con đọc cái gì vậy? Vì sao không mau ăn đi?”. Đứa bé này nói với các trưởng bối trong bàn rằng: “Con vừa đọc bài cầu nguyện trước khi ăn cơm:

“Cảm ân cha mẹ đã sinh thành nuôi dưỡng

Cảm ân thầy cô đã ân cần dạy bảo

Cảm ân bác nông dân đã lao động vất vả

Cảm ân tất cả những ai đã bỏ công sức”.

Những trưởng bối này vừa cầm đến đũa thì đã học được một bài học. Chúng ta chỉ nghĩ đến ăn, còn đứa trẻ này thì trong lòng luôn luôn có tâm cảm ân. Các vị bằng hữu, đứa bé này có hạnh phúc không? Người sống với tâm cảm ân thì đặc biệt hạnh phúc. Nếu quý vị thật sự dạy con thành người lương thiện, chúng nhất định sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người, chúng nhất định sẽ là Phạm Trọng Yêm thời nay.

Do đó, làm phụ huynh chúng ta phải xác định rằng: “Dạy cho trẻ thơ điều đúng đắn thì có công như Thánh nhân vậy”. Đứa trẻ ngay từ nhỏ đã được cắm gốc trí tuệ của các bậc Thánh Hiền rồi thì các vị có cần lo lắng khi lớn lên chúng không có việc làm hay không? Nếu các vị còn lo lắng thì gọi là “người nước Kỷ sợ trời sập” (lo cái việc không đâu, lo bò trắng răng).

Bởi vậy, tâm lượng của quý vị phải lớn thì đường đời mới đi được thênh thang. Tâm lượng nhỏ thì cả đời quý vị sẽ sống trong cảnh sợ được sợ mất.

Gần đây tôi nghe một người bạn nói, có rất nhiều doanh nghiệp lớn đều đến một đoàn thể chuyên môn hoằng dương phát triển học thuyết Nho giáo để tìm những người trẻ tuổi. Những chủ doanh nghiệp này nói, hiện tại người bên ngoài không có thành tín, không có lòng trách nhiệm, họ tuyển dụng thì trong lòng thấp thỏm lo sợ, nên họ chủ động đến đoàn thể học tập học thuyết của Thánh Hiền để tìm nhân tài.

Các vị phụ huynh, nếu như con của quý vị hiện tại đã cắm cái gốc này, hiểu được làm thế nào để làm người và làm việc, thì quý vị đã giúp cho chúng ngay một đời này đứng vững không ngã.

Hết phần 5. Xin xem tiếp phần 6

PHẬT TỬ THẤY TỐT, CÓ ÍCH CHO NGƯỜI CHO MÌNH XIN CHIA SẺ BÀI VIẾT
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Ngưỡng nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm gia hộ cho kẻ mù Được thấy, kẻ Điếc Được nghe, người Đau khổ Được an vui.
--------------------------------------
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
--------------------------------------

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once

Bái viết mới nhất

spot_img