19.2 C
London
Thứ Sáu, Tháng Tư 4, 2025
Trang chủĐệ tử quyĐệ Tử Quy (P10): Tâm Nhân Từ Của Một Người Bắt Đầu...

Đệ Tử Quy (P10): Tâm Nhân Từ Của Một Người Bắt Đầu Từ Chữ “Hiếu”

Date:

Bài Viết Liên Quan

spot_imgspot_img

Đệ Tử Quy (P10): Tâm Nhân Từ Của Một Người Bắt Đầu Từ Chữ “Hiếu”

Đệ Tử Quy (P10): Tâm Nhân Từ Của Một Người Bắt Đầu Từ Chữ “Hiếu”  – Chúng ta phải hiểu rõ rằng, “Hiếu” rất quan trọng đối với một người. Một người không học được hiếu đạo thì người đó không thể nào hình thành thái độ ân nghĩa, đạo nghĩa của họ trong cuộc sống không cách nào có thể hình thành.

(Tiếp theo phần trước)

10. Tâm nhân từ của một người bắt đầu từ chữ “hiếu” – Đệ Tử Quy

Chúng ta đã hiểu rõ được người có tâm nhân từ, mỗi niệm là nhân từ. Người người đều có tâm nhân từ thì xã hội liền có thể hướng đến một thế giới đại đồng mà phát triển. Chúng ta tiến thêm một bước, một người có tâm nhân từ thì phải bắt đầu bồi dưỡng từ đâu? Phải bắt tay từ đâu mới có thể nuôi lớn tâm nhân từ của họ? Chúng ta luôn phải tìm ra bước đầu tiên. Bước đầu tiên này ở đâu vậy? Khi chúng ta luôn luôn hướng cội gốc mà tư duy thì chân lý liền xuất hiện.

Một người không hiếu kính đối với cha mẹ, quý vị có tin là họ có thể hiếu kính đối với người khác hay không? Trong “Hiếu Kinh” có nói đến một câu: “Bất ái kỳ thân”, không yêu cha mẹ của họ, “nhi ái tha nhân giả”, mà đi thương yêu người khác, đây gọi là bội đức, là trái với đức hạnh của một người. Không thể nào có việc như thế được.

Tôi trong lúc giảng dạy cũng đã từng thỉnh giáo một số vị nữ chưa kết hôn. Tôi hỏi các cô ấy: “Có một người nam rất là tích cực đeo bám cô, không ngừng nỗ lực trong suốt mấy mươi năm”. Hiện tại còn có loại ái tình lâu dài mấy mươi năm như một ngày không?

Hiện tại gần như không còn. “Anh ấy đeo đuổi cô ba năm như một ngày. Cô có bất cứ yêu cầu nào thì anh ấy nhất định tận tâm, tận lực làm tốt giúp cô. Hơn nữa, chỉ cần có thời gian rảnh liền mời cô đi uống cafe, dẫn cô đi du sơn, ngoạn thủy. Thế nhưng anh ấy chưa từng uống cafe với cha mẹ anh ấy, cũng chưa từng du sơn, ngoạn thủy với cha mẹ.

Ba năm này, cô cảm thấy anh ấy rất tốt đối với mình, anh ấy muốn cầu hôn cô. Đột nhiên có một vị trưởng bối và là người hàng xóm của anh ấy nói với cô rằng người nam này không hiếu kính đối với cha mẹ của anh ấy. Xin hỏi: Cô có nên kết hôn với anh ấy không?”. Có nên không? Không nên!

Có một số người nữ vẫn còn hơi do dự. Người trong cuộc thường mê muội. Nếu như hiện tại vẫn còn do dự thì khi chân thật gặp phải rồi, nhất định sẽ rơi vào bẫy. Vì sao các vị có kinh nghiệm như vậy? Chúng ta phải hiểu rõ rằng, “Hiếu” rất quan trọng đối với một người.

Một người không học được hiếu đạo thì người đó không thể nào hình thành thái độ ân nghĩa, đạo nghĩa của họ trong cuộc sống không cách nào có thể hình thành. Bởi vì người có ân đức lớn nhất đối với chúng ta không ai hơn được cha mẹ của chính mình, công lao khổ cực mang thai, sinh đẻ, nuôi nấng, dạy bảo là ân đức lớn nhất của cha mẹ đối với chúng ta.

Họ không nuôi lớn ân nghĩa, không nuôi lớn đạo nghĩa, thì sẽ nuôi lớn điều gì? Có rất nhiều cha mẹ nói: “Con của tôi không học điều tốt, nhưng cũng không học điều xấu”. Có người nào như vậy hay không? Việc học cũng giống như chèo thuyền ngược dòng, không tiến ắt lùi. Cái gì là dòng nước ngược? Xã hội hiện tại là một lò ô nhiễm lớn, quý vị không mau dạy chúng điều tốt thì chúng nhất định sẽ học điều xấu.

Tôi đã từng dạy học ở một nơi tương đối hẻo lánh. Thông thường người ta sẽ cho rằng ở nơi hẻo lánh thì mức ô nhiễm tương đối thấp, cho nên trẻ con tương đối đơn thuần. Thật ra không hẳn như vậy, bởi vì hiện tại có một đại ma vương ở khắp mọi nơi, cho dù quý vị ở trong núi sâu, nó cũng sẽ chạy đến nơi đó rồi đem những quan niệm sai lầm nói với quý vị.

Đại ma vương này là ai? Đó là truyền hình. Mọi người ai cũng biết nó nên chúng ta phải cảnh giác. Quý vị không mau đem quan niệm, thái độ chuẩn xác dạy cho trẻ nhỏ, thì chúng sẽ mỗi ngày từng li, từng tí đang học những điều không tốt.

Vì vậy, khi cho trẻ nhỏ xem truyền hình, nhất định phải chọn những tiết mục không có ô nhiễm, phải chọn những tiết mục tốt. Ngay khi đứa trẻ không tăng trưởng ân nghĩa, tình nghĩa, thì sẽ nuôi lớn “lợi hại”, chúng sẽ tận lực mà truy cầu những thứ chúng ưa thích. Những thứ mà chúng không ưa thích thì có thể chúng sẽ trở mặt không nhận người quen, thái độ của đứa trẻ đối với người khác đều là “lợi hại”.

Vậy lợi hại có đáng tin cậy hay không? Lợi hại thay hình, đổi dạng rất nhanh. Hôm nay không có lợi hại gì thì anh em còn có thể hòa thuận ở cùng nhau. Ngày mai nếu như vì tài sản của cha mẹ thì có thể liền sẽ trở mặt. Người nam này tại vì sao ở trong ba năm có thể tận tâm, tận lực vì người nữ đó mà bỏ công ra? Nguyên nhân là ở đâu? Ở chỗ có lợi có thể chiếm.

Cho nên, quý vị thấy người con trai ngày nay thấy người nữ xinh đẹp đều sẽ không hề tiếc thân mà tình nguyện phục vụ cô ấy. Có hay không? Nửa đêm cô gái này đói bụng, gọi điện cho anh ấy, anh ấy lập tức chạy đi mua cho cô ấy một ít chè vừng (mè) đen nóng hoặc cháo hạnh nhân nóng để cô ấy ăn. Động lực phía sau này là “lợi”. Khi quý vị lấy anh ấy rồi, sau ba năm lại sinh cho anh ấy một đứa con vừa trắng, vừa tròn.

Thế nhưng sinh con, nuôi con rất khó nhọc, nên trên mặt cô ấy có vài nếp nhăn, không còn mỹ miều, trẻ trung như trước. Kết quả anh ấy ra ngoài làm việc, thấy một người xinh đẹp, trẻ tuổi hơn, vậy là từ “lợi” liền biến thành “hại”, bởi vì anh ấy muốn theo đuổi cô gái trẻ đó.

Chúng ta thấy từ lợi đã biến thành hại, bởi vì anh ấy chỉ có lợi hại, chỉ có thích hay ghét thôi, nên từ lợi biến thành hại, từ thích biến thành ghét. Khi vừa làm ra hành động này liền ảnh hưởng gia đình, ảnh hưởng xã hội, tỷ lệ ly hôn gia tăng.

Đệ Tử Quy (P10): Tâm Nhân Từ Của Một Người Bắt Đầu Từ Chữ "Hiếu"
Đệ Tử Quy (P10): Tâm Nhân Từ Của Một Người Bắt Đầu Từ Chữ “Hiếu”

Tỷ lệ ly hôn tăng thì điều trực tiếp bị ảnh hưởng chính là sự giáo dục thế hệ sau. Không chỉ là sau khi quý vị ly hôn sẽ ảnh hưởng đến con cái, mà ngay trong quá trình chung sống, sự xung đột của vợ chồng, bầu không khí không tốt này sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm của trẻ nhỏ. Do đó vợ chồng bất hòa, vợ chồng ly hôn là sự tổn hại cả đời đối với trẻ nhỏ.

Tỷ lệ ly hôn còn kéo theo một vấn đề xã hội nghiêm trọng khác nữa, đó chính là tỷ lệ phạm tội. Tôi đã từng hỏi qua một vị là lãnh đạo của một nhà giam, ông trả lời rằng 60% – 70% số người bị tù tội đều xuất thân từ gia đình không toàn vẹn.

Vì gia đình không toàn vẹn nên đứa trẻ từ nhỏ không có được sự giáo dục tốt của gia đình, vì vậy nền tảng nhân sinh của chúng không được vững chắc. Sau đó khi chúng đi học, vào xã hội, gặp những duyên phận không tốt thì lập tức liền bị bật gốc, rất dễ dàng bị bạn xấu làm hư hỏng.

Khi tỷ lệ phạm tội của xã hội càng ngày càng cao, thì dù có tiền, có địa vị xã hội, quý vị có cảm giác an toàn hay không? Không có! Hiện tại cả thế giới, thật sự rất ít người có cảm giác an toàn. Cho nên hiện tại chúng ta đi dạo trên phố, như tôi đi đến Hải Khẩu, ba lô của tôi phải mang ở phía trước bụng, phải đi chầm chậm như thế này. Nếu đeo phía sau thì sợ rằng có người muốn giật ví tiền của chúng ta, chúng ta liền bị nguy hiểm.

Hiện tại sự trị an của xã hội không tốt, đây là kết quả. Thưa các quý vị, nguyên nhân do đâu vậy? Là do gia đình không có sự ổn định. Thêm nữa, con người từ nhỏ không được dạy hiếu đạo, không được học giáo huấn Thánh Hiền. Ngày nay hôn nhân không tốt, nguyên nhân do đâu? Nguyên nhân từ nhỏ không được học “hiếu đạo”. Chúng ta hiểu rõ được điểm này thì càng phải xem trọng giáo huấn về hiếu đạo và giáo huấn của Thánh Hiền.

Nhất là chúng ta trước đây thường hay oán trách trị an xã hội không tốt, chi bằng hiện tại chúng ta hãy từ chính mình mà làm, dạy hiếu, đồng thời khi nhìn thấy con của người khác cũng phải giáo dục chúng hiếu thuận với cha mẹ. Chúng ta phải tận tâm, tận lực mà thúc đẩy quan niệm quan trọng đúng đắn này.

Khổng Lão Phu Tử trong “Hiếu Kinh” có một đoạn khai thị rất quan trọng: Phù hiếu, đức chi bổn dã, giáo chi sở do sanh dã” (hiếu là căn bản của đức hạnh, giáo dục phải bắt đầu từ chỗ này). “Hiếu” là căn bản của đức hạnh, giáo dục phải bắt đầu từ chỗ này. Nếu không bắt đầu từ hiếu đạo, thì không thể nuôi lớn được đức hạnh của một người. Vì vậy, giáo dục chú trọng ở “hiếu đạo”!

Quý vị thân mến, chúng ta hãy đọc qua câu này một lượt. Lần này đọc nhất định cảm giác sẽ không giống như lúc trước đã đọc qua câu này. Chúng ta cùng đọc qua một lần: “Phù hiếu, đức chi bổn dã, giáo chi sở do sanh dã” (Hiếu là căn bản của đức hạnh, giáo dục phải bắt đầu tự chỗ này). Tốt quá! Đã tìm được căn bản thì đường sẽ không còn xa, cho nên gọi là quân tử lo ở cái gốc. Gốc đã kiến lập thì nhân đạo liền sinh.

Vì thế, Khổng Lão Phu Tử trong “Luận Ngữ” có nói đến “hiếu đễ dã giả, kỳ vi nhân chi bổn dữ” (hiếu – đễ là cái gốc của lòng nhân vậy). Vì vậy, chúng ta nhất định phải bắt đầu từ chữ “hiếu” mà dạy.

Hết phần 10. Xin xem tiếp phần 11

PHẬT TỬ THẤY TỐT, CÓ ÍCH CHO NGƯỜI CHO MÌNH XIN CHIA SẺ BÀI VIẾT
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Ngưỡng nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm gia hộ cho kẻ mù Được thấy, kẻ Điếc Được nghe, người Đau khổ Được an vui.
--------------------------------------
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
--------------------------------------

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once

Bái viết mới nhất

spot_img