9.2 C
London
Thứ Sáu, Tháng Mười Một 8, 2024
Trang chủĐệ tử quyĐệ Tử Quy Chương V: "Cùng Khuyên Thiện, Cùng Lập Đức"

Đệ Tử Quy Chương V: “Cùng Khuyên Thiện, Cùng Lập Đức”

Date:

Bài Viết Liên Quan

spot_imgspot_img

Đệ Tử Quy Chương V: “Cùng Khuyên Thiện, Cùng Lập Đức”

Đệ Tử Quy Chương V: “Cùng Khuyên Thiện, Cùng Lập Đức”. “Cùng khuyên thiện”, trong tiết học lần trước chúng ta đã nhắc đến “thiện”, đầu tiên phải phân biệt được chân thiện và giả thiện, thiện đúng và thiện sai, và còn rất nhiều phán đoán nữa được dạy rõ trong quyển “Liễu Phàm Tứ Huấn”.

5.7 Kinh văn – Đệ Tử Quy

“Thiện tương khuyến, đức giai kiến. Quá bất quy, đạo lưỡng khuy”.

“Cùng khuyên thiện, cùng lập đức. Lỗi không ngăn, đôi bên sai”.

5.7.1 “Cùng khuyên thiện, cùng lập đức

“Cùng khuyên thiện”, trong tiết học lần trước chúng ta đã nhắc đến “thiện”, đầu tiên phải phân biệt được chân thiện và giả thiện, thiện đúng và thiện sai, và còn rất nhiều phán đoán nữa được dạy rõ trong quyển “Liễu Phàm Tứ Huấn”. Chúng ta phải phán đoán chính xác rồi mới có thể khuyên can người khác. Nếu không, đúng – sai vẫn chưa phân biệt rõ ràng thì chưa chắc đem lại lợi ích cho người khác.

Người xưa khi đối mặt với sự khuyên can khuyến thiện của người khác, hoặc là nghe thấy những lời nói, hành vi thiện thì họ sẽ dùng thái độ gì để tiếp nhận? Khổng Tử từng khen Nhan Uyên là: “Đắc nhất thiện tắc quyền quyền phục ưng, nhi phất thất chi hĩ”.

Tức là Nhan Uyên chỉ cần nghe nói tới một hành vi thiện nào đó thì lập tức luôn ghi nhớ trong lòng và nhất định sẽ thực hiện. Cho nên chỉ cần nói đến người hiền đức thì Khổng Tử sẽ trực tiếp nói ngay: “Có trò Nhan Hồi hiếu học”.

Đối với người học trò Nhan Uyên này, Khổng Tử vô cùng hoan hỷ, cũng bởi vì sự học của ông vô cùng chắc chắn. Chỉ cần thầy nói qua hoặc nói đến cái thiện là ông luôn luôn ghi nhớ mà thực hiện. Khi chúng ta có thái độ học tập về điều thiện như vậy, thì tự nhiên có thể cùng lập đức”.

Tất cả những người làm quan thời xưa chúng ta đều gọi là “quan phụ mẫu”. Tại vì sao gọi là “quan phụ mẫu”? Ví dụ, một vị huyện lệnh thì phải chung sống rất gắn bó với nhân dân. Hơn nữa, nội dung giáo dục, phương châm giáo dục của cả một huyện đều do vị huyện lệnh này phụ trách. Vì thế, ông phải có trách nhiệm giáo dục tốt nhân dân trong huyện của mình. Có được thái độ “yêu dân như con” thì mới được gọi là “quan phụ mẫu”.

Đệ Tử Quy Chương V: "Cùng Khuyên Thiện, Cùng Lập Đức"
Đệ Tử Quy Chương V: “Cùng Khuyên Thiện, Cùng Lập Đức”

Vậy thì đương nhiên những vị lãnh đạo địa phương này cũng phải thực hiện được cùng khuyên thiện, cùng lập đức”, khiến cho nếp sống của toàn xã hội càng ngày càng tốt hơn. Những người làm quan thời nay có được thái độ như vậy không? Cũng có. Chúng ta phải nên “ẩn ác giương thiện”. Nhưng vì sao tỷ lệ không cao giống như ngày xưa vậy?

Điều này cũng không thể trách họ được bởi vì đó là lỗi của chúng ta, chúng ta không đem “Đệ Tử Quy” giảng giải cho họ nghe. Hiện nay chủ nghĩa công danh, lợi lộc rất thịnh vượng nên con người đều trọng lợi, khinh nghĩa. Chỉ cần họ có cơ duyên xem được “Đệ Tử Quy” thì có thể đánh thức lòng trách nhiệm của một vị quan trong con người họ.

Vào thời nhà Tùy, có một học trò tên là Tân Công Nghĩa. Họ “Tân” ở đất nước chúng ta xem ra rất ít. Quý vị thân mến! Cha ông đặt tên này cho ông nghe có hay không? Người cha đặt cho con tên này thì tuyệt đối người con sẽ không thể làm ra những chuyện gian ác, bởi vì hàng ngày người ta đều gọi ông là: “Công Nghĩa à!”. Nhất định toàn thân ông đều là chính khí cương trực. Cha tôi đặt cho tôi cái tên này thì tôi không thể không có lễ phép được.

Vào thời điểm Tân Công Nghĩa đến khu vực Mân Châu (hiện nay là Cam Túc) làm Thứ Sử, ở nơi đó có một phong tục là có người trong nhà bị nhiễm phải dịch bệnh thì gia đình liền bỏ mặc để họ tự sinh tự diệt. Khi ông đến đó, cảm thấy vấn đề rất nghiêm trọng, sống như vậy thì không còn “hiếu” với “nghĩa” nữa, nên ông chủ động đón những người bệnh bị vứt ở ngoài đường về nha môn để chăm sóc và tìm rất nhiều thầy thuốc đến chữa bệnh cho họ.

Khi những người bệnh này khỏe mạnh trở lại thì ông mời người nhà của họ đến đón về. Lúc người nhà đến đón, ông liền nói với họ là: “Các vị xem, ta ở với cha các vị lâu như vậy mà ta cũng đâu bị lây bệnh chứ?”. Những người làm con này cảm thấy rất xấu hổ. Ông đã lấy đức để đánh thức lòng hổ thẹn của những người dân này.

Cho nên họ nhanh chóng đón người nhà về phụng dưỡng, nếp sống không có hiếu nghĩa đã được thay đổi. Bởi vậy, người dân địa phương gọi ông là “từ mẫu”, xem ông như mẹ của mình vậy. Vị từ mẫu này không chỉ cứu vớt sức khỏe người thân của dân, mà còn cứu vớt lương tâm của mỗi con người.

Khi con người không có lương tâm thì cho dù còn sống cũng như cái xác không hồn. Vì vậy, người thời xưa thà chết chứ không bằng lòng làm trái đạo nghĩa.

Trong bài giảng mấy ngày hôm nay, chúng ta cũng nêu ra không ít ví dụ. Bài trước tôi có nói đến một đứa bé tên là Dữu Cổn. Dữu Cổn đã không đành lòng bỏ mặc anh trai cho nên đã tự mình ở lại.

Tất cả những người trong thôn đều bỏ đi hết, chỉ còn một mình cậu bé ở lại chăm sóc cho anh trai. Và rồi “ở hiền thì gặp lành”, sau đó người anh trai cũng bình phục. Đây chân thật là: “Tinh thành sở chí, kim thạch vi khai” (lòng thành cảm động đất trời, đến đá vàng cũng phải vỡ). Cho nên “cùng khuyên thiện” thì mới có thể cùng lập đức”.

5.7.2 “Lỗi không ngăn, đôi bên sai

Nếu như lúc cần khuyên bảo nhưng không khuyên bảo là chúng ta đã không làm tròn bổn phận của bạn bè, của vợ chồng, của con cái. Cho nên chúng ta phải nắm lấy thời cơ lúc nào nên khuyên bảo, đồng thời phải có thái độ và phương pháp đúng đắn.

Điều này trước đây chúng ta đã từng đi sâu nghiên cứu rồi, ở đây tôi sẽ không nói thêm nữa. Khi chúng ta có thể người có lỗi, chớ vạch trần. Việc riêng người, chớ nói truyền” thì có thể hình thành được nếp sống tốt đẹp hòa nhã, và còn có thể khen người thiện, tức là tốt; người biết được, càng tốt hơn”. Nếu như một tập thể có thể sống hòa thuận, hài hòa với nhau, thì tập thể này nhất định sẽ vô cùng thịnh vượng.

Do đó, chúng ta sống chung với mọi người thì phải “dĩ hòa vi quý”. Sau đó thấy cần phải khuyên bảo thì chúng ta nên nắm lấy cơ hội, nhưng phải “khen người nơi công đường, nói lỗi nơi phòng riêng”, phải giữ thể diện cho người khác.

Chúng ta xem tiếp phần kinh văn bên dưới. Chúng ta cùng nhau đọc một lần.

Xem tiếp phần sau: “Hễ nhận cho, phân biệt rõ; cho nên nhiều, nhận nên ít”

PHẬT TỬ THẤY TỐT, CÓ ÍCH CHO NGƯỜI CHO MÌNH XIN CHIA SẺ BÀI VIẾT
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Ngưỡng nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm gia hộ cho kẻ mù Được thấy, kẻ Điếc Được nghe, người Đau khổ Được an vui.
--------------------------------------
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
--------------------------------------

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once

Bái viết mới nhất

spot_img