15.4 C
London
Thứ Bảy, Tháng Ba 22, 2025
Trang chủĐệ tử quyĐệ Tử Quy Chương III: "Vào Phòng Trống, Như Có Người"

Đệ Tử Quy Chương III: “Vào Phòng Trống, Như Có Người”

Date:

Bài Viết Liên Quan

spot_imgspot_img

Đệ Tử Quy Chương III: “Vào Phòng Trống, Như Có Người”

Đệ Tử Quy Chương III: “Vào Phòng Trống, Như Có Người”. Có nghĩa là khi đến một nơi không có người thì chúng ta cũng phải giữ thái độ như đang có người ở xung quanh.

3.9 Kinh văn – Đệ Tử Quy

“Hoãn yết liêm, vật hữu thanh. Khoan chuyển loan, vật xúc lăng. Chấp hư khí, như chấp doanh. Nhập hư thất, như hữu nhân”.

Vén rèm cửa, chớ ra tiếng. Rẽ quẹo rộng, chớ đụng góc. Cầm vật rỗng, như vật đầy. Vào phòng trống, như có người”.

(Tiếp theo phần trước)

3.9.3 “Cầm vật rỗng, như vật đầy

Chúng ta xem “cầm vật rỗng”, ví dụ như bưng cái đĩa đã hết thức ăn thì đương nhiên trọng lượng của nó tương đối nhẹ. “Như vật đầy”, nhưng vì sao phải bưng với thái độ giống như trên đĩa có thức ăn vậy? Ý là nói có những lúc chúng ta cầm đồ vật nhẹ thì sẽ lơ là, không chú ý nên rất dễ làm rơi vỡ. Điều này chúng ta cũng nên cẩn thận hơn.

Có rất nhiều sản phẩm khoa học kỹ thuật cao khi cầm lên thì rất nhẹ, nhưng mỗi món đồ có thể có giá trị lên đến hàng ngàn, hàng vạn đồng. Vì vậy, khi chúng ta hoặc con cái có những động tác không cẩn thận thì rất có thể vừa bất cẩn đã tiêu mất cả tháng lương rồi. Vì vậy, điều này cũng cần phải chú ý đến những chi tiết nhỏ để nhắc nhở bản thân mình.

3.9.4 “Vào phòng trống, như có người

Có nghĩa là khi đến một nơi không có người thì chúng ta cũng phải giữ thái độ như đang có người ở xung quanh. Trong “Trung Dung” có nói đến, phải có thái độ “thận độc” (cẩn thận khi ở một mình). Thái độ đối nhân xử thế của một người tuyệt đối không phải vì không có người nhìn thấy mà lơ là, sơ suất. Điều này rất quan trọng. Điều này cũng nói với chúng ta, đối nhân xử thế phải có tính nhất quán, tuyệt đối không nên nói một đằng, làm một nẻo.

Có một thầy giáo nói với học trò là: “Các em không nên khạc nhổ tùy tiện!”. Một hôm nhìn xung quanh không có người, vị thầy đó nghĩ như vậy là đã an toàn rồi nên đã nhổ nước bọt. Đột nhiên từ xa có tiếng vang lại: “Thưa thầy! Sao thầy lại khạc nhổ như vậy?”. Lập tức toàn thân của vị thầy đó nổi da gà, không còn mặt mũi nào.

Có một thầy giáo lớp nọ rất dữ, thường hay la mắng học trò. Một hôm trường cử thầy làm giáo viên mẫu, muốn thầy diễn giảng cho toàn trường, thậm chí còn có giáo viên ở các trường khác đến tham dự. Bởi vì học sinh bình thường bị thầy quát mắng quen rồi, nên luôn giữ khoảng cách với thầy. Bình thường thì thầy rất dữ, bỗng nhiên ngày hôm đó trở nên vui vẻ hòa nhã.

Khi thầy lên giảng tiết học đó, những người ở phía sau đều nổi da gà. Tôi thấy học sinh cũng không được thoải mái. Làm người như vậy quá mệt! Làm người mà tính cách trước sau như một thì người thông thường có cảm thấy như vậy là mệt hay không? Kỳ thực, làm người mà tính cách trước sau như một thì càng làm càng nhẹ nhàng, càng làm càng được người khác tôn trọng.

Đệ Tử Quy Chương III: "Vào Phòng Trống, Như Có Người"
Đệ Tử Quy Chương III: “Vào Phòng Trống, Như Có Người”

Khi xung quanh không có ai thì trẻ con thường ăn nói vô cùng lớn tiếng. Giống như ở những điểm du lịch, trong lúc leo núi rất nhiều em nói to hét lớn. Tôi nói với học sinh: “Hôm nay chúng ta đi leo núi, xin hỏi ai là chủ nhân của ngọn núi này? Đương nhiên là cây cỏ, động vật, thực vật ở trên đó. Bởi vì chúng đã sinh trưởng ở nơi đó từ lâu rồi, cho nên chúng là chủ nhân.

Vậy các em là gì? Các em là khách, thỉnh thoảng mới đến nhà của họ một lần. Có người khách nào đến nhà người khác mà nói to hét lớn hay không? Như vậy thì quá mất mặt, chắc chắn sẽ bị những động vật trên núi này cười cho là “người này không có tu dưỡng”. Chúng ta phải tôn kính tất cả vạn vật.

Vì vậy, khi leo núi không nên ăn to nói lớn, ảnh hưởng đến sự yên tĩnh của động vật. Khi âm thanh của một người quá lớn, sóng âm thanh có thể làm chấn động các tảng đá. Lúc đó, nếu có một tảng đá tương đối lỏng lẻo, âm thanh quá lớn có thể làm nó bị chấn động mà rơi xuống”.

Ngày xưa không phải đã có câu chuyện nàng Mạnh Khương khóc làm đổ Vạn Lý Trường Thành hay sao? Điều này có chút cường điệu, nhưng thật sự năng lượng của sóng âm thanh của con người có thể chấn động làm đá rơi xuống. Điều này cũng có thể. Vì vậy “vào phòng trống, như có người”, chúng ta phải cẩn thận.

Hiện nay rất nhiều trẻ em đến nhà người khác, khi chủ nhà đang bận rộn dưới bếp thì các em liền đi xung quanh tham quan. Như vậy có đúng không? Việc này không đúng. Như vậy là không tôn trọng chủ nhà. Đặc biệt là không được tự tiện vào phòng ngủ của chủ nhà. Chúng ta cần phải nhắc nhở các em về điều này. Ví dụ chúng đi lung tung qua các phòng trong nhà, đến khi chủ nhà phát hiện bị mất đồ thì ai sẽ bị nghi ngờ trước tiên?

Tôi có một người bạn, lúc nhỏ anh ấy đến nhà người bạn chơi, tình cờ đúng lúc đó tiền của cha người bạn để trong phòng bị mất. Hôm sau bạn của anh ấy chỉ vào anh mà nói: “Bạn là kẻ trộm”. Học sinh cả lớp cũng đều nghĩ anh là kẻ trộm.

Lúc này quý vị dù có một trăm cái miệng cũng không biện bạch, giải thích được, bởi vì quý vị không có cách nào chứng minh là mình không lấy tiền, thật sự là quý vị đã đi vào đó một lúc mới trở ra. Cho nên cần phải thường xuyên cảnh giác, cần tránh bị nghi ngờ, không nên để người khác hiểu lầm. “Vào phòng trống, như có người” là tránh bị nghi ngờ.

Trong “Thường Lễ Cử Yếu” (Lễ Phép Thường Ngày) cũng có một câu nói: “Qua ruộng dưa thì không nên buộc giày, dưới cây mận thì không nên chỉnh sửa mũ”. Ý của câu này là khi quý vị đi ngang ruộng dưa thì không nên buộc giày, bởi vì nhìn từ đằng xa thì người ta thấy quý vị ngồi xuống ruộng dưa, giống như đang hái trộm dưa của họ.

Nếu như đang ở dưới cây mận mà quý vị chỉnh sửa mũ, tay quý vị giống như muốn hái mận của họ vậy. Đối với những việc này, chúng ta cũng nên tránh để người khác nghi ngờ.

Phần sau của “Đệ Tử Quy” nói: “Sắp vào cửa, hỏi có ai. Sắp vào nhà, cất tiếng lớn”. Quý vị vào nhà của người khác không nên đi vào bên trong tham quan khắp nơi. Nếu không thấy có ai trong nhà thì nhất định phải hỏi: “Có ai ở nhà không vậy?”. Việc tiến thoái nên có chừng mực như vậy. Việc này chúng ta phải cẩn thận. Đây là “vào phòng trống, như có người”.

Xem mời xem tiếp phần sau: “Chớ làm vội, vội sai nhiều”

PHẬT TỬ THẤY TỐT, CÓ ÍCH CHO NGƯỜI CHO MÌNH XIN CHIA SẺ BÀI VIẾT
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Ngưỡng nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm gia hộ cho kẻ mù Được thấy, kẻ Điếc Được nghe, người Đau khổ Được an vui.
--------------------------------------
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
--------------------------------------

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once

Bái viết mới nhất

spot_img