Trang chủ Chưa phân loại Đệ Tử Quy Chương III: “Chào Cúi Sâu, Lạy Cung Kính”

Đệ Tử Quy Chương III: “Chào Cúi Sâu, Lạy Cung Kính”

0
Đệ Tử Quy Chương 3: "Chào Cúi Sâu, Lạy Cung Kính"

Đệ Tử Quy Chương III: “Chào Cúi Sâu, Lạy Cung Kính”

Đệ Tử Quy Chương III: “Chào Cúi Sâu, Lạy Cung Kính”. Khi cúi chào, chúng ta nên cúi thấp người xuống, gọi là cúi chào chín mươi độ (900). Có một người bạn, ngày đầu tiên đến đây học, nhìn thấy mọi người chào hỏi lẫn nhau, anh cũng gật đầu chào mọi người.

3.8 Kinh văn – Đệ Tử Quy

“Bộ tùng dung, lập đoan chánh. Ấp thâm viên, bái cung kính. Vật tiễn vực, vật bả ỷ. Vật ky cứ, vật diêu bệ”.

“Đi thong thả, đứng ngay thẳng. Chào cúi sâu, lạy cung kính. Chớ đạp thềm, không đứng nghiêng. Chớ ngồi dang, không rung đùi”.

(Tiếp theo phần trước)

3.8.2 “Chào cúi sâu, lạy cung kính” – Đệ Tử Quy

Khi cúi chào, chúng ta nên cúi thấp người xuống, gọi là cúi chào chín mươi độ (900). Có một người bạn, ngày đầu tiên đến đây học, nhìn thấy mọi người chào hỏi lẫn nhau, anh cũng gật đầu chào mọi người. Khi tan học vào ngày thứ năm, anh ấy đến trước chúng tôi nói là trước đây sự cúi đầu của anh đều không tính, bởi vì sự cung kính đó không xuất phát từ nội tâm, nên bây giờ phải chính thức cúi đầu hành lễ ba lạy trước thầy cô giáo.

Động tác cúi đầu này của chúng ta có phải là xuất phát từ nội tâm hay không thì bản thân mình biết, người khác cũng cảm nhận được. Sự lễ phép thật sự không phải là sự thể hiện bên ngoài, mà phải là “thành ý ở bên trong, thể hiện ra bên ngoài”. Đây là nói đến các phần oai nghi của chúng ta.

Đệ Tử Quy Chương 3: "Chào Cúi Sâu, Lạy Cung Kính"
Đệ Tử Quy Chương 3: “Chào Cúi Sâu, Lạy Cung Kính”

3.8.3 “Chớ đạp thềm, không đứng nghiêng. Chớ ngồi dang, không rung đùi” – Đệ Tử Quy

“Chớ đạp thềm” còn có nghĩa là khi đứng hoặc ngồi thì không nên giẫm đạp lên đồ vật. Ví dụ ngày xưa có thềm cửa, quý vị đạp lên đó thì rất khó coi, cũng khiến người khác cho rằng quý vị rất ngạo mạn, rất tùy tiện. Mà đồ vật bị giẫm đạp lâu ngày thì sẽ rất dễ bị hỏng. Đây cũng là thái độ biết thương tiếc đồ vật.

Ngày nay rất nhiều trẻ em ngồi trên ghế, có thể chân của chúng đạp lên song ghế (thanh ngang dưới chân ghế), hoặc là đạp lên chân bàn. Việc làm này phải nên kịp thời sửa đổi. Giống như trong lớp học Kinh văn của chúng tôi, xem ra có vẻ mọi người ngồi rất tốt, nhưng khi nhìn xuống phía dưới bàn thì xuất hiện nhiều điều kỳ lạ. Có người trong lúc đọc “đạo làm con, Thánh nhân dạy” mà ngồi lắc đùi, còn có người dưới chân thì đạp lên song ghế và song bàn.

Có tình huống đang học giữa chừng thì đột nhiên ghế của các em bị lật ngã, vì sao vậy? Song ghế bị đạp gãy nên bị ngã xuống. Vì vậy, rất nhiều động tác của các em chúng ta cần phải chỉnh sửa kịp thời thì mới trở thành thói quen tự nhiên. Cho nên nói “chớ đạp thềm”. Nếu các em đã tập thành thói quen xấu rồi thì các vị cũng nên kiên nhẫn mà nhắc nhở chúng.

“Không đứng nghiêng” nghĩa là lúc đứng thì không nghiêng sang một bên hoặc là dựa vào vật khác, vì như vậy thì không tốt. Ngay cả lúc các em đứng đều tùy ý, tùy tiện như vậy, thì quý vị có dám giao việc quan trọng cho chúng làm không? Tin rằng việc nhỏ mà lơ là như vậy, thì khi có việc lớn cũng không thể đột nhiên trở nên cẩn thận được.

Vì vậy, “đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm”. Một người có năng lực lớn cũng là bắt đầu đặt nền móng từ những việc nhỏ. Một người có hành vi không tốt là do không chú ý đến những chi tiết nhỏ trong cuộc sống.

Xem mời xem tiếp phần sau:  “Vén rèm cửa, chớ ra tiếng”

Exit mobile version