Trang chủ Đệ tử quy Đệ Tử Quy Chương III: “Sáng Dậy Sớm, Tối Ngủ Trễ” (P1)

Đệ Tử Quy Chương III: “Sáng Dậy Sớm, Tối Ngủ Trễ” (P1)

0
Đệ Tử Quy Chương III: "Sáng Dậy Sớm, Tối Ngủ Trễ" (P1)

Đệ Tử Quy Chương III: “Sáng Dậy Sớm, Tối Ngủ Trễ”

Đệ Tử Quy Chương III: “Sáng Dậy Sớm, Tối Ngủ Trễ” (P1). Thật ra ngủ có khi còn quan trọng hơn ăn, bởi vì trong khi ngủ thì toàn bộ cơ thể con người đang nghỉ ngơi, rất nhiều chức năng cơ thể đang hồi phục, nên thông thường nhu cầu ngủ của trẻ nhỏ cũng tương đối nhiều. Nhưng nếu như một người rất có chí hướng, vô cùng sung sức, thời gian ngủ của họ cũng sẽ tự nhiên từ từ giảm bớt.

3.1 Kinh văn:

Triều khởi tảo, dạ miên trì. Lão dị chí, tích thử thời”.

 Sáng dậy sớm, tối ngủ trễ. Lúc chưa già, quý thời gian”.

Ý nghĩa của câu này là buổi sáng thức dậy sớm một chút, buổi tối ít ngủ một chút. Rất nhiều phụ huynh sẽ nói: “Như vậy các con sẽ không khỏe mạnh, để chúng ngủ nhiều một chút”.

Thật ra ngủ có khi còn quan trọng hơn ăn, bởi vì trong khi ngủ thì toàn bộ cơ thể con người đang nghỉ ngơi, rất nhiều chức năng cơ thể đang hồi phục, nên thông thường nhu cầu ngủ của trẻ nhỏ cũng tương đối nhiều. Nhưng nếu như một người rất có chí hướng, vô cùng sung sức, thời gian ngủ của họ cũng sẽ tự nhiên từ từ giảm bớt.

Chúng tôi đều nói cô Dương Thục Phương là người “ngủ sớm, dậy sớm”. Đó là ý gì vậy? Hai – ba giờ sáng cô ngủ, sáu – bảy giờ sáng thức dậy, nên gọi là “ngủ sớm, dậy sớm”. Không biết quý vị đây có gặp cô Dương Thục Phương chưa? Quý vị thấy cô một ngày ngủ bốn tiếng đồng hồ nhưng thần sắc, gương mặt hồng hào.

Chúng tôi đều là những người trẻ tuổi mà cảm thấy không bằng cô. Ở Trung Quốc Đại Lục có một vị thầy Đông y rất tài giỏi bắt mạch cho cô. Ông nói với cô Dương rằng: “Cô ngủ ít như vậy mà thần sắc tốt như thế chính là bởi vì cô hấp thu khí của trời đất”. Khí của trời đất là gì vậy? Là “hạo nhiên chính khí” (nguồn năng lượng tốt lành do tâm thiện lành sinh ra). Khi chúng ta niệm niệm đều có chủ tâm giống như cổ Thánh tiên Hiền, thì tình trạng thân tâm của chúng ta sẽ càng ngày càng tốt.

Nhưng “dục tốc tắc bất đạt” (muốn nhanh coi chừng hỏng việc), quý vị không nên nói: “Ta phải noi theo cô Dương, hôm nay về chỉ ngủ bốn tiếng đồng hồ”. Đến lúc đó, sau một tuần cả người sẽ bị gầy ốm xuống thì tôi không chịu trách nhiệm đâu nhé!

Chúng ta có thể làm cho cuộc sống thêm phong phú một cách từ từ như xem nhiều sách. Khi quý vị pháp hỷ sung mãn rồi thì ham muốn ngủ có thể sẽ dần dần giảm bớt.

“Sáng dậy sớm, tối ngủ trễ”, bởi vì người thời xưa đều rất hiếu thảo, nên họ dậy rất sớm để làm việc nhà.

Trong “Chu Tử Trị Gia Cách Ngôn” có nói: “Lê minh tức khởi, sái tảo đình trừ. Ký hôn tiện tức, quan tỏa môn hộ” (Mờ sáng dậy ngay, rảy nước quét sân, để trong ngoài gọn sạch. Đêm đến đi ngủ, đóng rào khóa cửa, tất phải tự kiểm tra). Tối đến phải đi kiểm tra cửa nẻo trong nhà xem đã đóng cẩn thận hay chưa, sau đó mời cha mẹ đi ngủ; cha mẹ đều ngủ rồi thì họ mới đi ngủ. Cho nên “tối ngủ trễ”.

Đệ Tử Quy Chương III: "Sáng Dậy Sớm, Tối Ngủ Trễ" (P1)
Đệ Tử Quy Chương III: “Sáng Dậy Sớm, Tối Ngủ Trễ” (P1)

Chúng ta cũng thường hay nghe một số bài thơ ngày xưa rằng: “Tam canh đăng hỏa ngũ canh kê, chính (chánh) thị nam nhi khổ độc thời” (canh ba chong đèn đến canh năm gà gáy, chính là thời gian dùi mài học tập của đấng nam nhi). Khi cuộc đời họ có chí hướng thì họ sẽ quý trọng thời gian, không muốn lãng phí.

Người xưa rất quý trọng thời gian, gọi là “một tấc vàng không mua nổi tấc thời gian”. Thật sự khi quý vị có rất nhiều tiền, có tài sản bạc triệu cũng tuyệt đối không thể mua được thời gian đã qua đi.

Khi một đứa trẻ vô cùng cung kính, vô cùng cẩn thận đối với thời gian, thì chúng sẽ không dễ dàng lãng phí thời gian.

Vào thời nhà Hán, có một bài thơ Nhạc Phủ viết rằng: “Bách xuyên đông đáo hải, hà nhật phục tây quy, thiếu tráng bất nỗ lực, lão đại đồ thương bi” (trăm sông đều đổ về biển Đông, ngày nào mới quay lại phía Tây. Thời trẻ không chăm chỉ, về già sẽ đau thương).

Chúng ta mong muốn cuộc đời của con cái không có những điều đáng tiếc như vậy xảy ra thì từ nhỏ nhất định phải dạy cho chúng biết quý trọng thời gian.

Hơn nữa, thời gian làm việc, nghỉ ngơi phải bình thường, không nên cứ đến ngày nghỉ là thức đến nửa đêm, ngày hôm sau lại ngủ đến trưa. Ngủ như vậy tôi thật sự không thể học được. Chúng tôi hướng dẫn các em đọc Kinh cũng phải chú trọng cách sống, làm việc và nghỉ ngơi.

Do đó, chúng tôi nói với các em sáu giờ rưỡi thức dậy, bảy giờ phải đọc “Đệ Tử Quy”. Những em nhỏ này khoảng sáu – bảy tuổi, sau khi học xong thì thật sự làm được.

Đệ Tử Quy Chương III: “Sáng Dậy Sớm, Tối Ngủ Trễ” (P1)

Vào ngày mồng một tết, bởi vì giao thừa nên các em ngủ tương đối trễ, mẹ của các em liền chỉnh đồng hồ báo thức trễ hơn một giờ, để cho các em ngủ thêm một chút. Cuối cùng cô bé này có lẽ là do sinh hoạt đã quen, khoảng hơn sáu giờ thì thức dậy, nhìn đồng hồ mới hơn năm giờ nên bé ngủ tiếp.

Nhưng em cảm thấy càng ngủ càng khó chịu: “Sao mà thời gian qua chậm như vậy?”. Cô bé lại xem đồng hồ thì thấy bảy giờ. Cuối cùng khi em chạy ra khỏi phòng xem đồng hồ thì thấy tám giờ rồi, cô bé lập tức khóc to và nói: “Tám giờ rồi mà con chưa đọc Đệ Tử Quy”.

Tại sao cô bé khóc vậy? Quý vị xem, cô bé có trách nhiệm đối với học vấn của mình. Cô bé kính trọng thầy cô giáo nên không muốn làm trái lời thầy cô dạy. Chúng ta làm phụ huynh phải phối hợp với thầy cô giáo, không nên nuông chiều các em. Trẻ con ngủ ít nửa tiếng không sao cả. Nhưng nếu khiến em mất đi tâm cung kính đối với thầy cô giáo, đó mới là vấn đề.

Chúng ta phải cẩn thận lời nói, việc làm. “Lời nói có thể làm cho đất nước hưng thịnh, lời nói cũng có thể làm cho đất nước suy vong”. Vì vậy, cuộc sống nên cẩn thận thì có thể tránh được nhiều sai lầm, thậm chí có thể tránh được tai nạn.

Có một người bạn, anh ấy hẹn ba người bạn cùng đi ăn cơm. Rốt cuộc có hai người đến, còn một người vẫn chưa đến. Anh ta đứng ở cửa vừa đợi vừa nói: “Sao người đáng phải đến thì lại chưa đến!”. Hai vị kia ngồi trong nhà, có một vị bắt đầu cảm thấy khó chịu: “Người đáng phải đến thì không đến, vậy có phải mình là người không nên đến không?”.

Do đó, người bạn này có chút không vui, liền bỏ về. Anh ấy trông theo người bạn bỏ về nói: “Người không nên về vì sao lại về?”. Người bạn còn lại nghĩ: “Như vậy mình là người đáng phải về rồi!”. Vậy là bữa cơm tối đó anh ta ăn một mình.

Tuy là một câu chuyện cười, nhưng chúng ta phải nên suy nghĩ ba lần trước khi nói, cũng nên nâng cao độ nhạy bén, xem lời chúng ta nói ra có xúc phạm người nghe hay không. Phải cẩn thận.

Tục ngữ cũng nói: “Đối với người đang thất chí thì không nên nói những chuyện đắc ý”. Điều này có nghĩa là trong lời nói luôn luôn phải suy nghĩ cho người khác. Vì vậy, lời nói, việc làm phải cẩn thận. Căn bản của lời nói và việc làm là ở trong ý niệm của một người.

Vì vậy, người thật sự tu thân phải cẩn thận lúc khởi tâm động niệm. Khi ý nghĩ có sự cẩn thận thì lời nói, việc làm mới không bị sai lệch quá lớn.

Ví dụ nói phần “cẩn” này chính là phải luôn cẩn thận, không nên lãng phí thời gian, không nên lãng phí thức ăn. Ý niệm xa xỉ, ý niệm tham lam, ý niệm lười biếng, ý niệm bất kính vừa khởi lên thì lập tức điều phục nó lại.

Xem mời xem tiếp phần sau: “Sáng dậy sớm, tối ngủ trễ. Lúc chưa già, quý thời gian” (P2)

Exit mobile version