Trang chủ Đệ tử quy Đệ Tử Quy Chương VII: “Chớ Tự Chê, Đừng Tự Bỏ –...

Đệ Tử Quy Chương VII: “Chớ Tự Chê, Đừng Tự Bỏ – Thánh Và Hiền, Dần Làm Được”

0
Đệ Tử Quy Chương VII: "Chớ Tự Chê, Đừng Tự Bỏ - Thánh Và Hiền, Dần Làm Được"

Đệ Tử Quy Chương VII: “Chớ Tự Chê, Đừng Tự Bỏ – Thánh Và Hiền, Dần Làm Được”

Đệ Tử Quy Chương VII: “Chớ Tự Chê, Đừng Tự Bỏ – Thánh Và Hiền, Dần Làm Được”. Chúng ta cũng phải tự kỳ vọng vào chính mình, thường tự mình khích lệ mình, phải có lòng tin, bởi vì “nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Chỉ cần thông qua sự tinh tấn không giải đãi, nhất định có thể khế nhập cảnh giới của Thánh Hiền.

7.10 Kinh văn – Đệ Tử Quy

“Vật tự bạo, vật tự khí. Thánh dữ Hiền, khả thuần trí”.

Chớ tự chê, đừng tự bỏ. Thánh và Hiền, dần làm được”.

Câu sau cùng này rất quan trọng, các vị đọc một câu sau cùng này thì phải ngẩng đầu ưỡn ngực: “Chớ tự chê, đừng tự bỏ, Thánh và Hiền, dần làm được”.

Chúng ta cũng phải tự kỳ vọng vào chính mình, thường tự mình khích lệ mình, phải có lòng tin, bởi vì “nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Chỉ cần thông qua sự tinh tấn không giải đãi, nhất định có thể khế nhập cảnh giới của Thánh Hiền. Đương nhiên căn bản là ở lòng tin, cho nên chúng ta phải có lòng tin đối với chính mình. Tiếp đến là có lòng tin đối với ai?

Đối với Thánh Hiền phải có lòng tin, đối với thầy cô phải có lòng tin. Chúng ta phải có lòng tin đối với con cái của mình, phải có lòng tin đối với tất cả người thân bạn bè của mình, bởi vì mỗi một người đều có cái tâm vốn thiện.

Ngoài ra cũng phải có lòng tin đối với trang mạng “Đại Phương Quảng Văn Hóa Công Ích” của chúng ta, bởi vì khi chúng tôi mới bắt đầu đi làm thì mọi người đều e sợ chúng tôi có khi nào làm được vài ngày rồi bỏ hay không? Chúng tôi đã an ủi họ, chúng tôi một khi làm việc này thì sẽ làm đến cùng, bởi vì chúng ta cùng hội cùng thuyền.

Đệ Tử Quy Chương VII: "Chớ Tự Chê, Đừng Tự Bỏ - Thánh Và Hiền, Dần Làm Được"
Đệ Tử Quy Chương VII: “Chớ Tự Chê, Đừng Tự Bỏ – Thánh Và Hiền, Dần Làm Được”

Trong năm nay, chúng tôi đã thành lập trường học trên mạng internet, cho nên sẽ có rất nhiều khóa trình như “Những Câu Chuyện Đức Dục”, “Ngũ Chủng Di Quy”, và còn có “Tứ Thư”. Những khóa trình này chúng tôi đều sắp xếp ở trong học viện trên mạng. Đến lúc đó chúng ta sẽ có thể cùng nhau huân tập, cùng nhau thâm nhập giáo huấn Thánh Hiền, cho nên mọi người phải có lòng tin tràn đầy.

Có câu: “Người có đức hạnh tất cũng có bạn trọng đạo như mình”, “tứ hải giai huynh đệ”, sau cùng còn một câu là “biết gánh vác trách nhiệm là đã bắt đầu trưởng thành”. Cho nên phải học mà cũng phải dạy.

Quý vị bằng hữu, chúng ta có thể từ sự tu thân của mình mà làm, tiến thêm một bước là cống hiến. Ở trong gia đình của mình, trong khu vực sinh sống của mình, chúng ta có thể một tuần dạy cho bọn trẻ một lần. Có khó hay không? Không khó! Có rất nhiều thứ chỉ tham khảo tư liệu là có thể dùng, làm việc gì chỉ cần thuận theo tình thế mà làm thì sẽ không quá phức tạp.

Vì vậy, có ba người đến học thì dạy ba người, có năm người đến học thì dạy năm người. Sẽ có một số vị phụ huynh tốt đồng ý cùng học với con của mình, chúng ta có thể thông qua cơ hội này để làm một số trao đổi về giáo dục gia đình. Khi trao đổi sẽ cảm thấy mọi người cùng nhau học tập thì rất tốt, tương quan nhi thiện, có thể quan sát học tập lẫn nhau.

Có thể tổ chức cho các vị phụ huynh này cùng với nhau cố định mỗi tuần tụ hội lại để nghiên cứu thảo luận một tiết, huân tu lâu dài. Họ tiến bộ thì bạn cũng tiến bộ theo! Rất nhiều việc đều có thể như nước chảy thành sông, chúng ta không nên quá hấp tấp vội vàng.

Sau cùng, chúng ta học tập học vấn của Thánh Hiền cũng phải hiểu rằng vì sao phải học Thánh Hiền? “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện” (đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện”. Bởi vậy, cuộc đời chính là phải tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.

Chữ “minh minh đức” nghĩa là khiến cho bản tính vốn thiện lương của chính mình có thể hiển hiện ra được, cho nên gọi là “minh minh đức”. Khi một người “minh minh đức”, có trí huệ rồi, tự nhiên liền có thể tề gia trị quốc bình thiên hạ, liền có thể “thân dân”. “Thân” nghĩa là yêu thương, ngoài ra còn một ý khác nữa là “tân”, “tân dân”, chính là khiến cho người thân bạn bè bên cạnh ta có thể “ngày một mới, mỗi ngày mới, ngày ngày mới”.

Cái gì mỗi ngày mới, ngày ngày mới? Là tư tưởng, quan niệm, đức hạnh! Khi chúng ta không ngừng nâng cao chính mình, giúp đỡ người khác đến cực điểm, đến mức “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”, thì có thể đạt đến chỗ chí thiện.

Cuối cùng, lấy một câu giáo huấn của Mạnh Tử, chúng ta cùng kỳ vọng lẫn nhau. Mạnh Tử nói: “Người quân tử khác với người thường là ở cái tâm”.

Chỗ mà người quân tử khác với người thường là ở cái chủ tâm của họ, bởi vì “người quân tử vốn giữ điều nhân ở trong tâm, giữ điều lễ ở trong tâm”. “Người nhân ắt sẽ yêu người, người có lễ ắt sẽ kính người”, “kẻ yêu người thường được người thường yêu lại; kẻ kính người thường được người thường kính lại”, cho nên chúng ta phải thời thời lấy nhân, lấy nghĩa, lấy giáo huấn của Thánh Hiền để ở trong tâm, nhất định sẽ khiến cho đức hạnh không ngừng nâng cao.

Hơn nữa, học Thánh học Hiền có đau khổ hay không? Không thể nào! Bởi vì sẽ càng có nhiều người yêu quý bạn, càng có nhiều người lễ kính bạn. Khi chúng ta không ngừng giữ ở trong tâm những điều này để đối diện với những người ở xung quanh, tin rằng gia đình của chúng ta, nơi làm việc của chúng ta, thậm chí là xã hội của chúng ta sẽ càng ngày càng hài hòa, càng ngày càng đoàn kết.

Hết

Exit mobile version