0.9 C
London
Chủ Nhật, Tháng Ba 16, 2025
Trang chủĐệ tử quyĐệ Tử Quy Chương I: "Cha Mẹ Thích, Dốc Lòng Làm" (Tiếp...

Đệ Tử Quy Chương I: “Cha Mẹ Thích, Dốc Lòng Làm” (Tiếp Theo)

Date:

Bài Viết Liên Quan

spot_imgspot_img

Đệ Tử Quy Chương I: “Cha Mẹ Thích, Dốc Lòng Làm” (Tiếp Theo)

Đệ Tử Quy Chương I: “Cha Mẹ Thích, Dốc Lòng Làm” – Đối với câu Kinh văn: “Cha mẹ thích”, trong buổi sáng chúng ta cũng nhắc đến những gì mà cha mẹ ưa thích thì con cái hãy vâng lời làm theo. Nếu như cha mẹ mong muốn một cuộc sống thật sự có giá trị, thì con cái sẽ lập chí đi theo phương hướng này.

5.1    “Cha mẹ thích, dốc lòng làm” (tiếp theo) – Đệ Tử Quy

Phần trước chúng ta đã giảng “Đệ Tử Quy” đến câu: “Cha mẹ thích, dốc lòng làm”, “cha mẹ ghét, cẩn thận bỏ”. Đối với câu Kinh văn: “Cha mẹ thích”, trong buổi sáng chúng ta cũng nhắc đến những gì mà cha mẹ ưa thích thì con cái hãy vâng lời làm theo. Nếu như cha mẹ mong muốn một cuộc sống thật sự có giá trị, thì con cái sẽ lập chí đi theo phương hướng này.

Nếu như cha mẹ theo đuổi cuộc sống xa hoa, thì con cái có thể sẽ bị ảnh hưởng theo. Chúng ta thường nói, cuộc sống phải theo đuổi phú quý, vậy thế nào là phú quý chân thật? Chúng ta là bậc làm cha mẹ, làm người lớn, thì phải nhận biết rõ ràng thế nào mới là phú quý chân thật.

Thế nào là “phú”? Câu hỏi này nếu như hỏi học sinh trung học, chúng sẽ trả lời như thế nào? “Có rất nhiều tiền là phú”. Tại sao chúng lại lấy tiền làm tiêu chuẩn? Ai ảnh hưởng chúng vậy? Quý vị hỏi chúng tiếp: “Thế nào gọi là “quý”?”. Chúng sẽ trả lời thế nào? “Làm quan thật lớn gọi là quý”.

Chúng ta phải hướng dẫn con cái, phú tuyệt đối không phải có rất nhiều tiềnNếu chúng không biết đủ, mặc dù cho nhiều tiền đi nữa, chúng cũng sẽ không cảm thấy vui sướng và thỏa mãn. Một người thật sự biết đủ, nội tâm họ thường xuyên cảm thấy rất sung túc. Người biết đủ mới có thể thường vui, cho nên “phú” chân thật là ở “biết đủ”.

Không biết bên cạnh quý vị có người nào có rất nhiều tiền hay không? Họ có cảm thấy đủ rồi không? Có rất nhiều người muốn giàu thêm nữa, bởi vì dục vọng của con người chỉ cần vừa mở ra là rất khó thu lại, cho nên nói “dục là vực thẳm”.

Cái vực thẳm này không thấy đáy. Bởi vậy, chúng ta không nên theo đuổi đời sống xa hoa, mà cần phải theo đuổi đời sống chân thật. Biết đủ mới là giàu có chân thật. Khi chúng ta hướng dẫn con cái đời này biết đủ, chúng mới không trở thành nô lệ cho vật chất, mới không tôn sùng sự xa hoa, phù phiếm.

Thế nào là “quý”? Thông thường các em nói: “Làm quan rất to gọi là quý”. Thực ra khi làm quan, có quyền hành trong tay, thì việc quan trọng nhất là gì? Khi họ có cơ hội làm người lãnh đạo của nhân dân, họ tuyệt đối không phải lấy quyền lực và địa vị này để áp bức người khác, thậm chí mưu cầu phúc lợi cho mình.

Nếu như người lãnh đạo và cấp trên như vậy, thì sau khi hết nhiệm kỳ, mọi người đều rất khinh bỉ họ. Vì vậy, “quý” là được người tôn kính. Chúng ta cần theo đuổi ý nghĩa chân thật. Khi người người nhìn thấy quý vị đều sinh tâm ưa thích, đều tôn kính, khâm phục quý vị từ tận đáy lòng, đó mới thật sự quý.

Khi chúng ta có cơ hội làm người lãnh đạo của công ty, của chính phủ, điều chúng ta cần phải để ý đến không phải là “quyền thế”, mà cần phải để ý đến “bổn phận”. Ví dụ làm người lãnh đạo, làm ông chủ của xí nghiệp, điều quan trọng là chúng ta phải luôn luôn nghĩ làm thế nào dẫn dắt nhân viên hướng đến đời sống tốt đẹp, không chỉ dẫn dắt về mặt kinh tế, mà về mặt tinh thần chúng ta cũng phải phát triển. Khi quý vị có định hướng này, tin rằng nhân viên sẽ rất tôn kính quý vị.

Đệ Tử Quy Chương I: "Cha Mẹ Thích, Dốc Lòng Làm" (Tiếp Theo)
Đệ Tử Quy Chương I: “Cha Mẹ Thích, Dốc Lòng Làm” (Tiếp Theo)

Làm người lãnh đạo của chính phủ rất quan trọng, bởi vì mỗi quyết định của chúng ta đều có sự ảnh hưởng vô cùng lớn. Vì thế, người ở vị trí cao càng cần phải lo sợ, cẩn thận trong lời nói, hành động, bởi vì từng lời nói, hành động của chúng ta đều có ảnh hưởng rất lớn. Nếu chúng ta lúc nào cũng nghĩ cho cấp dưới, nghĩ cho nhân dân, tin rằng khi chúng ta rời khỏi vị trí này, họ nhất định sẽ cảm ơn ân đức của chúng ta, vẫn yêu quý chúng ta như xưa, tuyệt đối sẽ không thay lòng đổi dạ.

Có phải khi con người có chức quyền, có địa vị thì mới có khí chất cao quý, mới có thể khiến người ta kính trọng không? Việc đó chưa chắc! Mạnh Tử nói: “Ái nhân giả, nhân hằng ái chi. Kính nhân giả, nhân hằng kính chi” (Yêu thương người thường được người yêu thương lại. Kính trọng người thường được người kính trọng lại).

Singapore có vị nữ sĩ Hứa Triết, năm nay cụ đã 106 tuổi. Cụ mỗi ngày chỉ ăn một, hai bữa, nhu cầu ăn uống của cụ rất thấp. Các vị bằng hữu, nhu cầu rất thấp này có phải là do kham nhẫn tự ép mình mà thành chăng? Không phải. Thật ra, mọi người đều cho rằng mỗi ngày phải ăn ít nhất ba bữa, có người còn ăn bốn, năm bữa. Ăn uống thật ra rất lãng phí thời gian, quý vị có cảm thấy như vậy không? Tại sao con người phải ăn nhiều vậy?

Bởi vì tiêu hao rất nhiều năng lượng nên phải ăn rất nhiều. Khi con người phiền não càng nhiều thì nhu cầu ăn uống càng nhiều, phiền não càng ít thì nhu cầu ăn uống sẽ ít đi.

Nữ sĩ Hứa Triết ăn ít như vậy cũng là lẽ đương nhiên, bởi vì cụ phiền não rất ít. Cụ không mưu cầu lợi ích cho bản thân, cụ chỉ luôn luôn nghĩ làm thế nào giúp đỡ người khác. Phiền não nhẹ, trí tuệ tăng trưởng, tự nhiên sẽ không cần ăn uống nhiều nữa.

Từ cuộc sống của cụ Hứa Triết, chúng ta cũng có thể nhận ra, năm xưa khi Nhan Uyên theo học Khổng Lão Phu Tử, mặc dù ông ăn uống đạm bạc, một giỏ cơm, một bầu nước, nhưng ông vẫn pháp hỷ sung mãn. Người bình thường đều không thể làm được như ông, nhưng mà: “Kẻ khác không kham nổi cảnh khổ đó, mà Nhan Hồi chẳng đổi niềm vui”.

Khi tinh thần của một người càng nâng cao thì nhu cầu của họ đối với vật chất tự nhiên sẽ từ từ buông xả, sẽ giảm bớt. Nữ sĩ Hứa Triết ăn ít, quần áo bà mặc không mất tiền mua, đều nhặt về từ thùng rác. Cụ là người Singapore, nên tôi nghĩ mặc dù cụ có nhặt quần áo từ trong thùng rác cũng không đến nỗi bị rách nát.

Có thể bị lỗi mốt nên rất nhiều người đem vứt bỏ, cụ cảm thấy tiếc nên nhặt về để mặc. Cụ mặc những bộ đồ này, ngoài việc quý trọng đồ vật, còn có một ý nghĩa rất sâu sắc, đó là thể hiện sự hòa đồng với người khác. Bởi vì một mình cụ chăm sóc mấy chục người già, cụ thường đem một số vật dụng thường ngày như thức ăn, quần áo về để tặng cho họ. Tại sao cụ phải mặc những bộ đồ rất đơn giản, rất rẻ tiền như vậy?

Bởi vì những nơi cụ đến thăm đều là nơi có cuộc sống rất thiếu thốn, nếu như cụ mặc trên người quần áo lộng lẫy và đem bao gạo đến, thì người tiếp nhận nhất định sẽ cảm thấy: “Tôi có làm bẩn áo của cụ không đây?”. Khi cụ ăn mặc giống như họ, thì họ sẽ cảm thấy rất gần gũi. Cho nên khi cụ bước vào nhà những người bạn này, tôi thấy họ tỏ ra rất vui mừng hớn hở khi nhìn thấy cụ, giống như gặp được người thân của mình vậy.

Singapore tôn xưng cụ là “quốc bảo”. Không chỉ người Singapore tôn kính cụ, mà rất nhiều quốc gia trên thế giới cũng mời cụ đến thuyết giảng, vô cùng tôn kính cụ. Vì vậy tôi nói rằng, nữ sĩ Hứa Triết mới đích thực là người phú quý. Phú quý như vậy mới thật có ý nghĩa, khiến mình cảm thấy sống cuộc sống rất đầy đủ. Khi chúng ta yêu thích phú quý chân thật như vậy, thì con cái của chúng ta cũng sẽ noi theo để làm nên cuộc đời của chúng.

Tôi thường hỏi các bậc phụ huynh: “Bạn mong muốn con cái của bạn sau này có cuộc sống như thế nào?”. Các vị bằng hữu, quý vị sau này hy vọng con cái có cuộc sống như thế nào vậy? Quý vị đều chưa từng nghĩ đến điều này sao? Nếu quý vị là người dẫn đầu, mỗi ngày quý vị dẫn đoàn đi về hướng nào? Có vị nào nói thử không? “Bình an, hạnh phúc”. Xin tặng cho anh bạn này một tràng pháo tay.

Chúng ta mỗi ngày muốn “bình an, hạnh phúc”, có phải là cầu Quan Thế Âm Bồ Tát xin “bình an, hạnh phúc” không? Cầu phải như lý như pháp mà cầu, chứ bánh không thể từ trên trời rơi xuống được. Chúng ta muốn hạnh phúc, hy vọng con cái hạnh phúc, vậy các vị có hạnh phúc không? Có rất nhiều vị nói với tôi là: “Tôi chỉ mong cho con cái hạnh phúc là được rồi, chứ không mong sau này chúng kiếm được bao nhiêu tiền”.

Tôi nói mong cầu của bạn nghe thì rất đơn giản, nhưng trên thực tế rất khó thực hiện, bởi vì nếu như chính bản thân bạn cũng không hạnh phúc, thì bạn làm sao hướng dẫn con cái sống cuộc sống hạnh phúc được.

Xin mời xem tiếp phần sau: “Cha mẹ thích, dốc lòng làm” (tiếp theo)

PHẬT TỬ THẤY TỐT, CÓ ÍCH CHO NGƯỜI CHO MÌNH XIN CHIA SẺ BÀI VIẾT
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Ngưỡng nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm gia hộ cho kẻ mù Được thấy, kẻ Điếc Được nghe, người Đau khổ Được an vui.
--------------------------------------
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
--------------------------------------

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once

Bái viết mới nhất

spot_img