8.6 C
London
Thứ Năm, Tháng Mười Một 14, 2024
Trang chủĐệ tử quyĐệ Tử Quy Chương I: "Tang Ba Năm, Thường Thương Nhớ"

Đệ Tử Quy Chương I: “Tang Ba Năm, Thường Thương Nhớ”

Date:

Bài Viết Liên Quan

spot_imgspot_img

Đệ Tử Quy Chương I: “Tang Ba Năm, Thường Thương Nhớ”

Đệ Tử Quy Chương I: “Tang Ba Năm, Thường Thương Nhớ”. Chúng ta dùng tấm lòng cung kính, dùng tấm lòng khiến cho cha mẹ vui để phụng dưỡng cha mẹ. “Bệnh tật phải hết mực lo lắng, cư tang phải hết lòng xót thương, tế tự thì nghiêm trang hết mực”.

10. Kinh văn – Đệ Tử Quy

Táng tam niên, thường bi yết, cư xứ biến, tửu nhục tuyệt. Táng tận lễ, tế tận thành. Sự tử giả, như sự sinh.

“Tang ba năm, thường thương nhớ, chỗ ở đổi, không rượu thịt. Tang đủ lễ, cúng hết lòng. Việc người chết, như người sống”.

10.1  “Tang ba năm, thường thương nhớ” – Đệ Tử Quy

Câu này là chỉ khi cha mẹ đã mất. Trong “Hiếu Kinh” có một đoạn giáo huấn rất quan trọng là: Cư xử phải hết mực cung kính, nuôi nấng phải hết mực vui vẻ”. Chúng ta dùng tấm lòng cung kính, dùng tấm lòng khiến cho cha mẹ vui để phụng dưỡng cha mẹ. Bệnh tật phải hết mực lo lắng, cư tang phải hết lòng xót thương, tế tự thì nghiêm trang hết mực”. Chính là lúc làm tang sự, chúng ta phải cảm hoài ân đức của cha mẹ.

Trong lúc cúng tế phải thật nghiêm túc trang nghiêm, không quên lời chỉ dạy của cha mẹ. Đây là bổn phận mà người con có hiếu cần phải làm tròn. Cho nên lúc tang lễ chúng ta cũng phải làm cho thật nghiêm túc trang nghiêm, không nên làm ồn ào, ầm ĩ. Khi làm tang lễ có người còn mời một nhóm người đến khóc mướn, việc này có ý nghĩa không? Không có ý nghĩa! Chúng ta phải thường nhớ ân đức của cha mẹ ở trong lòng.

Hơn nữa, Âu Dương Tu có một câu giáo huấn rất hay: “Cúng tế long trọng không bằng một chút phụng dưỡng”. Cúng tế nhiều bao nhiêu đi nữa cũng không bằng phụng dưỡng cha mẹ đàng hoàng lúc còn sống. Phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống sẽ có ý nghĩa hơn. Lúc sống không phụng dưỡng, đến khi chết tiêu tốn thật nhiều tiền, như vậy thật là quá điên đảo.

Hiện nay, lúc cha mẹ còn khỏe chúng ta phải vô cùng quý trọng, phụng dưỡng cho tốt. Khi cha mẹ mất thì chúng ta cũng sẽ cảm thấy rất yên lòng, rất an ủi, dẫu sao chúng ta đã làm hết sức rồi. Thời xưa có câu danh ngôn: “Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng. Con muốn nuôi dưỡng cha mẹ mà cha mẹ không còn”. Việc đáng tiếc này tuyệt đối đừng để xảy ra trong cuộc đời chúng ta.

Nếu như cha mẹ đã mất rồi, quý vị có thể làm tròn tâm hiếu của mình được nữa không? Đương nhiên vẫn có thể. Chỉ cần quý vị hết lòng hết sức “lập thân hành đạo, dương danh hậu thế” là có thể “hiển vinh cha mẹ”. Hơn nữa, chúng ta lại hết lòng hết sức nuôi dạy con cái của chúng ta cho thật tốt, khiến cho con cháu trong gia tộc chúng ta có thể càng ngày càng tốt thì cũng có thể khiến vong linh cha mẹ được an ủi.

Tang lễ phải làm cho trang nghiêm, nghiêm túc, có thể làm theo tâm nguyện của cha mẹ. Trong lúc cử hành tang lễ, toàn bộ gia tộc của chúng ta tưởng nhớ đến sự cống hiến trong đời này của cha mẹ với gia tộc, và thông qua tang lễ truyền đạt lại sự kỳ vọng của cha mẹ đối với gia tộc.

Đệ Tử Quy Chương I: "Tang Ba Năm, Thường Thương Nhớ"
Đệ Tử Quy Chương I: “Tang Ba Năm, Thường Thương Nhớ”

Tang ba năm là lễ nghi của thời xưa, phải để tang thời gian ba năm. “Thường thương nhớ”, có rất nhiều người dựa theo văn tự này để giải thích là “phải khóc ba năm”. Vậy thì mệt chết đi mất! Giải thích theo văn tự thì đến Thánh Hiền cũng phải kêu oan. “Thường thương nhớ” này là nói một người con hiếu thảo tự nhiên sẽ có tâm trạng này.

Bởi vì người con hiếu thảo mấy mươi năm lúc nào cũng ghi nhớ ân đức của cha mẹ ở trong lòng. Khi cha mẹ vừa qua đời thì họ rất khó tiếp nhận, nên chỉ cần vừa nghĩ đến cha mẹ là họ không thể cầm được nước mắt, cho nên nói “thường thương nhớ”.

10.2 “Chỗ ở đổi, không rượu thịt

Bởi vì tình cảm thương nhớ này nên “chỗ ở đổi, không rượu thịt”. “Lễ” thật ra là xuất phát từ nội tâm của một con người tự nhiên làm như vậy. Khi cha mẹ vừa qua đời, liệu họ có ăn chơi đàn đúm không? Không thể! Cha mẹ qua đời thì tự nhiên đối với những việc tiêu xài phung phí, những thứ rượu thịt đó họ không muốn ăn nữa. Cho nên nói “không rượu thịt”.

10.3 “Tang đủ lễ, cúng hết lòng

“Tang đủ lễ, cúng hết lòng”. Chữ “cúng” này chính là mỗi năm, vào thời gian cố định cúng giỗ cha mẹ. Đây là một mỹ đức rất hay của dân tộc chúng ta, nên mới có Từ Đường. “Chu Tử Trị Gia Cách Ngôn” cũng có nhắc đến: “Tổ tông tuy viễn, tế tự bất khả bất thành” (tổ tông dù xa, thờ cúng không thể không thành tâm).

“Luận Ngữ” cũng nhắc đến: “Thận chung truy viễn, dân đức quy hậu” (cẩn thận đối với việc tang của cha mẹ, truy niệm tổ tiên, lâu dần tự nhiên có thể khiến cho bá tính trung hậu thật thà. Hoặc: Đối với lễ tang người mất có thể cẩn thận, đối với người mất đã lâu có thể không ngừng nhớ đến, như thế có thể làm cho phong tục đạo đức của xã hội hàng ngày đều hướng theo sự trung hậu thành thật).

Con người chỉ cần thường hay nghĩ đến nhờ có cha mẹ, nhờ có tổ tiên nên ngày nay mới có chúng ta. Luôn luôn có tâm cảm ơn như vậy thì lòng người sẽ rất thuần hậu.

Cúng tế phải chí thành. Mỗi lần cúng tế không nhất định phải làm thật phức tạp, nhưng chúng ta nhất định phải duy trì thường xuyên để cho con cháu chúng ta học tập theo.

Có một người phụng dưỡng cha mẹ rất hiếu thảo. Sau khi cha mẹ mất, ông cũng dành thời gian cố định đi tảo mộ. Hai đứa con trai của ông đều nhìn thấy. Có một hôm, trường mẫu giáo đã phát cho chúng mỗi em một cây kẹo rất ngon. Đứa bé không ăn ngay mà đem về nhà đưa cho cha của mình.

Cha của em thấy vậy cũng rất cảm động. Sau đó đứa con nói: “Cha à! Khi ông bà nội còn sống, cha mỗi lần có thức ăn đều trước tiên mời ông bà ăn. Mặc dù ông bà đã mất rồi, cha cũng thường hay mang thức ăn đi cúng tế ông bà. Hôm nay trường chúng con có phát hai cây kẹo, nên con cũng mời cha ăn trước”. Đây là trên làm dưới noi theo.

10.4 “Việc người chết, như người sống

Thái độ phụng dưỡng khi cha mẹ đã mất không khác gì so với lúc còn sống. Sự kỳ vọng và dạy dỗ của cha mẹ đối với chúng ta tuyệt đối không phải vì cha mẹ mất rồi mà thay đổi, mà thậm chí phải càng nỗ lực hơn, phải xứng đáng với ơn dưỡng dục của cha mẹ.

Có một em nhỏ, lúc bà ngoại em qua đời, em cùng ngồi trên xe tang. Cậu của em bưng bình tro cốt của bà ngoại. Đường đi tương đối gập ghềnh, cậu của em liền lập tức nói với tài xế: “Anh chạy chậm một chút, vì mẹ của tôi không quen đi xe chạy nhanh”. Cậu bé này nghe thấy rất cảm động, khi đến trường liền nói với thầy của em: “Thưa thầy! Hành động này của cậu em có phải là “việc người chết như người sống” không?”. Quý vị không nên xem thường trẻ nhỏ, chúng rất có ngộ tính/tánh.

Xin mời xem tiếp phần sau:  Những phương pháp dạy trẻ em về “hiếu”

PHẬT TỬ THẤY TỐT, CÓ ÍCH CHO NGƯỜI CHO MÌNH XIN CHIA SẺ BÀI VIẾT
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Ngưỡng nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm gia hộ cho kẻ mù Được thấy, kẻ Điếc Được nghe, người Đau khổ Được an vui.
--------------------------------------
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
--------------------------------------

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once

Bái viết mới nhất

spot_img