0.9 C
London
Chủ Nhật, Tháng Ba 16, 2025
Trang chủĐệ tử quyĐệ Tử Quy Chương I: Cha Mẹ Ghét, Cẩn Thận Bỏ (P3)

Đệ Tử Quy Chương I: Cha Mẹ Ghét, Cẩn Thận Bỏ (P3)

Date:

Bài Viết Liên Quan

spot_imgspot_img

Đệ Tử Quy Chương I: Cha Mẹ Ghét, Cẩn Thận Bỏ (P3)

Đệ Tử Quy Chương I: Cha Mẹ Ghét, Cẩn Thận Bỏ (P3) – Dạy bảo con cái thì nhất định phải nuôi dưỡng thói quen sinh hoạt tốt, tuyệt đối không nên buông thả. Đến lúc chúng hình thành thói quen, muốn xoay chuyển cũng xoay chuyển không nổi.

5.2 “Cha mẹ ghét, cẩn thận bỏ” (tiếp) – Đệ Tử Quy

(Tiếp theo tập trước)

Phần trên chúng tôi đã nói đến: “Cha mẹ thích, dốc lòng làm. Cha mẹ ghét, cẩn thận bỏ”, cũng nhắc đến việc con người từ nhỏ phải tránh rất nhiều những thói quen, tập tính xấu như đánh bạc, háo sắc. Trong sách xưa có nói bốn tập tính không nên trưởng dưỡng là: “Kiêu, sa, dâm, dật”.

Trong chữ “dật”, quan trọng nhất là ngay từ nhỏ là phải hình thành cho con trẻ thái độ siêng năng, thói quen làm việc nhà. Chúng ta cũng nói đến những lợi ích khi trẻ làm việc nhà như:

  • Thứ nhất là quý lao động, biết cảm ơn.
  • Thứ hai là nuôi dưỡng thái độ siêng năng và dần dần sẽ tích lũy được khả năng làm việc. Vì vậy khả năng làm việc tuyệt đối không phải đến lớn mới học, mà từ lúc còn nhỏ ở nhà chúng ta đã có thể huấn luyện.
  • Thứ ba là rèn luyện ý chí cho trẻ.
  • Cuối cùng là mối quan hệ của trẻ với mọi người sẽ rất tốt.

Trong quá trình dạy học, tôi đã từng dạy các môn tự nhiên. Mỗi lần giảng bài xong thì cần phải thu dọn rất nhiều giáo cụ. Có nhiều em học sinh rất tự nhiên ở lại giúp tôi dọn dẹp dù tôi không bảo các em. Chúng ta thấy những học sinh như vậy thì trong lòng sẽ rất vui. Đối với những học sinh như vậy chúng ta nhất định sẽ quan tâm nhiều hơn, bởi vì trẻ em siêng năng thì rất dễ được người lớn dìu dắt, quan tâm và yêu thương.

Khi tiếp xúc với bạn cùng trang lứa, nếu như các em siêng năng thì cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhân duyên của các em. Ví dụ như chúng đi học đại học và ở cùng phòng với những người bạn học. Chúng vừa bước vào, nhìn thấy bạn khác quét dọn phòng khách, chúng liền bắt tay cùng dọn dẹp thì sẽ để lại cho bạn học ấn tượng là luôn biết giúp đỡ, luôn thông cảm với sự vất vả của người khác.

Tuy chưa từng tiếp xúc với nhau, nhưng hành động như vậy đã để lại ấn tượng vô cùng tốt cho bạn học, rất dễ dàng hòa nhập vào đoàn thể.

Nếu như ở nhà các em không biết giúp đỡ người khác, thì khi đến chỗ tập thể, ví dụ như khi người khác đang quét dọn, các em vẫn ngồi xem tivi, thì ấn tượng của bạn học đối với các em sẽ không được tốt.

Không phụ giúp vẫn chưa nghiêm trọng lắm, bởi vì ở nhà không biết phụ giúp nên không biết được sự vất vả của người làm việc, có khi cầm đồ đạc vứt lung tung, quên trước quên sau, đến lúc bạn học cần dùng đồ dùng chung thì tìm không thấy. Như vậy thì sự tin tưởng và ấn tượng của chúng ở trong tập thể càng ngày càng giảm, lời oán trách của người khác dần dần tích lũy, cuối cùng sẽ bùng phát.

Trong phần cần mẫn này chúng tôi có nhắc đến: “Nón quần áo, để cố định. Chớ để bừa, tránh dơ bẩn”. Những thói quen sinh hoạt tốt như vậy đều ảnh hưởng đến cuộc sống tập thể của các em sau này. Nếu không, chúng không chỉ không giúp đỡ người khác mà còn gây thêm phiền phức. Vì vậy, thói quen siêng năng, thói quen lao động có liên quan trực tiếp với mối quan hệ của các em với người khác.

Rất nhiều sinh viên đại học bị đuổi học, nguyên nhân do đâu? Chính là khả năng sống tự lập quá kém. Thầy cô và bạn học không muốn ở cùng với họ, sinh hoạt chung với họ.

Thẩm Quyến có một sinh viên bị nhà trường buộc thôi học. Báo chí đưa tin về anh ta đã vẽ một bức tranh châm biếm. Bức tranh này vẽ người đội mũ cử nhân đang được mẹ đút cơm cho ăn và có chú thích là: “Sinh viên giỏi chuyên ngành, đứa trẻ thiểu năng trong cuộc sống”.

Quý vị bằng hữu, không nên cho điều này là nói quá, khi anh ta học đại học, thật sự người mẹ vẫn đút cơm cho anh ta ăn, bởi vì anh ta và mẹ “luôn đối đầu quyết liệt”, nếu như người mẹ không đút cơm thì anh ta không ăn. Lớn như vậy mà vẫn làm cho cha mẹ lo lắng!

Đệ Tử Quy Chương I: Cha Mẹ Ghét, Cẩn Thận Bỏ (P3)
Đệ Tử Quy Chương I: Cha Mẹ Ghét, Cẩn Thận Bỏ (P3)

Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, con cái vì sao có thái độ như vậy? “Sớm biết hôm nay như vậy thì ngày đó đừng làm”. Ngày đó khi hai – ba tuổi, một lần đút cơm thì phải mất một – hai tiếng đồng hồ, làm cho cả nhà bận rộn chạy lăng xăng. Đút cơm xong thì lưng cũng mỏi nhừ. Vì vậy, không có quy tắc thì không tạo ra lề lối. Dạy bảo con cái thì nhất định phải nuôi dưỡng thói quen sinh hoạt tốt, tuyệt đối không nên buông thả. Đến lúc chúng hình thành thói quen, muốn xoay chuyển cũng xoay chuyển không nổi.

Người thanh niên này ở trong trường học, ví dụ như đến nhà thầy cô giáo cũng không để ý giờ giấc, có khi giữa trưa thầy cô đang nghỉ cũng đến nhấn chuông, khi vào nhà thì tự ý dùng máy tính của thầy cô, ăn uống vứt đầy nhà không dọn dẹp. Vì vậy thầy cô giáo rất sợ anh ta, bạn học cũng rất sợ anh ta.

Chúng ta mong muốn cuộc đời sau này của con cái được thuận lợi thì phải hình thành cho chúng những thói quen tốt, nếu không thì những thói quen xấu này vô hình trung sẽ chướng ngại rất lớn trong cuộc đời của chúng. Chúng ta biết những điều gì tốt thì phải cố gắng hình thành cho chúng, những điều gì không tốt thì cố gắng sửa đổi. Đương nhiên phải bắt đầu từ chính chúng ta làm tấm gương cho con cái.

Chúng ta có thể triển khai câu “cha mẹ thích” này ra không chỉ là cha mẹ mà cả những điều người thân chúng ta mong muốn, chúng ta có thể làm được thì cũng nên cố gắng làm. Ví dụ như vợ, con chắc chắn là mong muốn chúng ta có thể dành thời gian ở bên cạnh họ nhiều hơn. Có câu nói: “Tất cả mọi thành công đều không thể thay thế cho thất bại của gia đình”. Rất nhiều người nói: “Hiện nay công việc của tôi bận như vậy làm gì có thời gian ở bên cạnh giúp đỡ con cái”.

Họ nói: “Người trong thế gian có những việc không thể thuận theo ý của mình được”. Câu nói này có lý không? Đây gọi là viện lý do. Con người chỉ cần có tâm thì chắc chắn có thể làm tốt mọi công việc. Đương nhiên nhất định trong giao tiếp với người cũng sẽ có xảy ra nhiều tình huống, vì vậy nhất định phải học khả năng từ chối, nếu không thì quý vị sẽ luôn tiêu hao thời gian vào những việc xã giao, những việc không liên quan gì nhiều đến gia đình và cuộc sống.

Làm thế nào để từ chối các cuộc xã giao?

Học từ chối có dễ không? Quý vị bằng hữu cảm thấy việc từ chối không dễ dàng phải không? Chúng ta có thể lấy hai bảo bối lớn này để từ chối người khác, bạn bè thông thường sẽ không làm khó được quý vị.

  • Bảo bối thứ nhất chính là cha mẹ.

Giả như bạn bè muốn tìm quý vị đi nhậu, thật sự quý vị không muốn đi vì hễ đi là phải đến nửa đêm mới về, nói những chuyện tán hưu tán vượn, giở trò khôn vặt. Quý vị thật sự không muốn đi thì có thể mượn danh cha mẹ ra nói với họ: “Tôi đã hứa với mẹ tôi tối nay phải về nhà, ở nhà với mẹ. Hai tuần trước tôi đã hứa với mẹ rồi, vì vậy tôi phải về”.

Thông thường bạn bè nghe quý vị nói phải về nhà thăm cha mẹ thì họ sẽ không ép quý vị. Không chừng quý vị nói như vậy thì họ cũng đột nhiên nghĩ lại: “Cũng lâu rồi mình chưa về thăm cha mẹ”. Quý vị từ chối như vậy còn thức tỉnh được tâm hiếu của họ. Đây là bảo bối thứ nhất.

  • Bảo bối thứ hai là vợ con.

Nếu không muốn tham gia những cuộc liên hoan vô bổ, quý vị có thể nói với họ: Tối nay tôi đã hứa với con của tôi là sẽ kể hai câu chuyện giáo dục đạo đức cho chúng, bởi vì hiện giờ tôi đang cùng với con học thực hành “Đệ Tử Quy” để làm nề nếp cho gia đình. “Đệ Tử Quy” nói: “Phàm nói ra, tín trước tiên”. Con còn nhỏ, tôi không thể thất hứa với chúng, vì vậy tôi phải về nhà.

Lúc quý vị đem hai con át chủ bài này ra, cơ bản bạn bè sẽ không làm khó quý vị. Giả như đem hai chiêu bài này ra mà không có tác dụng, họ vẫn cương quyết lôi kéo quý vị đi thì phải làm sao? Giả như bạn bè như vậy, tôi thấy cuộc sống nên có sự lựa chọn. Bạn bè như vậy thì nên giữ khoảng cách.

Khi chúng ta có nhiều thời gian hơn thì có thể: “Cha mẹ thích, dốc lòng làm”. Trước đây chúng tôi cũng nhắc đến “sáng phải thăm, tối phải viếng”, thường xuyên về nhà thăm cha mẹ, cha mẹ sẽ rất vui. Có một số người trẻ biết tranh thủ thứ bảy hoặc chủ nhật về nhà thăm cha mẹ. Thăm như thế nào? Dẫn một – hai đứa con về, vừa đến nhà là ngồi lên ghế salon bắt đầu xem báo. Hai vợ chồng đều ngồi trên ghế salon, con cái vừa đến nhà thì chạy nhảy xung quanh. Ông bà bận rộn tất bật còn đâu mà vui nổi.

Từ sáng sớm đã đi mua thức ăn, trở về nhanh chóng làm cơm. Sau khi nấu xong thì dọn cơm ra, họ mới bỏ báo xuống nói “ăn cơm thôi”, sau đó thì cùng nhau ăn cơm. Ăn xong họ cũng không phụ giúp dọn dẹp và rửa chén bát. Ăn xong thì họ nói: “Mẹ ơi, con phải về đây!”, phủi phủi vài cái rồi dẫn con cái đi. Ông bà ngồi trên ghế salon thở dài: “Mệt chết được! Thà chúng không về còn hơn, được yên tĩnh một chút”.

Vì vậy chúng ta phải hiểu, việc chúng ta về nhà thăm cha mẹ, một là tận tâm hiếu, hai là chăm sóc cha mẹ nhiều hơn. Chúng ta nên gọi điện thoại trước cho cha mẹ: “Chúng con đã mua thức ăn rồi”. Lúc về nhà, hai vợ chồng nên chủ động đi nấu cơm, như vậy mới có thể giảm đi gánh nặng cho cha mẹ, như vậy lòng hiếu thảo của chúng ta mới thật sự trọn vẹn.

Xin mời xem tiếp phần sau: “Thân bị thương, cha mẹ lo”.

PHẬT TỬ THẤY TỐT, CÓ ÍCH CHO NGƯỜI CHO MÌNH XIN CHIA SẺ BÀI VIẾT
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Ngưỡng nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm gia hộ cho kẻ mù Được thấy, kẻ Điếc Được nghe, người Đau khổ Được an vui.
--------------------------------------
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
--------------------------------------

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once

Bái viết mới nhất

spot_img