8.6 C
London
Thứ Năm, Tháng Mười Một 14, 2024
Trang chủNữ Đức“Nữ Giới” là thiên văn chương để khuyên dạy phụ nữ

“Nữ Giới” là thiên văn chương để khuyên dạy phụ nữ

Date:

Bài Viết Liên Quan

spot_imgspot_img

Chúng ta trước tiên xem qua hàm nghĩa của từ “Nữ Giới” (女誡).

Nữ Giới là thiên văn chương để khuyên dạy phụ nữ. Thế nào là “giới” ()? Tôi còn nhớ một lần tham gia một luận đàn, có một vị lớn tuổi không cho tôi lên luận đàn giảng “Nữ Giới”. Vị trưởng bối này nói cái “giới” () này không tốt, phụ nữ đã bị trói buộc rồi mà cô còn muốn “giới” (: ngăn cấm) họ nữa, không thể giảng thứ này được.

Sau khi trao đổi với vị trưởng bối này, đồng thời tặng cho vị đó những băng đĩa bài giảng ở những nơi khác của tôi để ông về nhà nghe, ông nghe xong rất vui thích. Sau đó ông quay lại nói với ban tổ chức rằng: “Tốt lắm! Không giống với những gì tôi đã hiểu, nhưng cần phải giảng chữ “giới” () này cho thật rõ”. Sau buổi luận đàn lần đó, tôi mỗi lần giảng đều giải thích chữ “giới” () trong “Nữ Giới” một lần cho mọi người, cho nên tôi rất cảm ơn vị trưởng bối đó.

Chữ “giới” () này tôi tra trong từ điển Cổ Hán Ngữ thấy có bốn ý nghĩa:

Nghĩa thứ nhất là nhắc nhở và khuyên răn. Nghĩa thứ hai là cảnh giác và cẩn thận. Nghĩa thứ ba là một loại châm ngôn, một tiêu chuẩn khuyên răn người cần tuân thủ. Nghĩa cuối cùng chính là cái nghĩa được dùng ở đây, chính là tên của một thể văn chương mang tính chất giáo dục khuyên răn, giống như tên gọi của các thể hành văn thời xưa. Ví dụ như chữ “minh” () trong “Lậu Thất Minh” là tên của một thể văn chương (bài minh thường được khắc chữ vào đ vật, hoặc để tự răn mình, hoặc ghi chép công đức).

Vào thời xưa, “giới” () cũng là một thể văn chương, có nghĩa tương đồng với từ “giới” (: ngăn cấm), ví dụ như Gia Cát Lượng có viết bài “Giới Tử Thiên” (戒子篇), chữ “giới” (đó với chữ “giới” (này là cùng một nghĩa, cũng là tên một thể văn chương. Thể văn chương này biểu thị đây là văn chương mang tính chất giáo dục răn nhắc, là lời dạy dỗ của tiền nhân dành cho hậu nhân, chỉ dạy, nhắc nhở người đời sau cần chú ý để có thể có được lợi ích.

Chương đầu tiên trong “Nữ Giới tên là “Ti Nhược”.

Trong những tác phẩm văn chương thì chương đầu tiên luôn luôn là chương quan trọng nhất. Vì sao vậy? Bởi vì nó là phần cương lĩnh, toàn bộ phần phía sau là phần triển khai của nó. Phần tinh hoa được đúc kết lại ở chương đầu tiên mang tính tổng kết.

Ví dụ, chúng ta thấy chương đầu tiên của sách “Lễ Ký” là “Khúc Lễ”, câu đầu tiên nói rằng: “Lễ tức là không được bất kính”, câu nói này đã hàm nhiếp hết thảy phần tinh túy của “lễ”. Ví dụ như câu đầu tiên trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” là “Họa phước vô môn, duy nhân tự triệu, thiện ác chi báo, như ảnh tùy hình”. Phần kinh văn phía sau giảng cái gì là thiện, cái gì là ác, cái gì là họa, cái gì là phước.

Trong các sách “Đại Học”, “Trung Dung”, “Hiếu Kinh”, chương mở đầu  rất quan trọng và cũng là chương được nói đến nhiều nhất. Lúc tôi mới học “Nữ Giới”, vì mới học nên rất to gan, bất cứ ai mời tôi, tôi đều đi giảng Nữ Đức. Mỗi lần đều giảng đi giảng lại chương đầu tiên, đại khái là đã giảng hơn mười lần, càng giảng thì chính mình càng hiểu rõ, lúc mới bắt đầu không hiểu rõ lắm, lại còn cảm thấy khá phản cảm.

Vì sao phụ nữ cần phải “ti nhược”? Vừa nhìn hai từ này thì cảm thấy một sự xem thường đối với phụ nữ, một sự phân biệt, phụ nữ không cần “ti nhược”. Phụ nữ là nửa bầu trời, nhất định phải mạnh mẽ, nếu không sẽ bị người ức hiếp, “người hiền bị bắt nạt, ngựa giỏi sẽ bị người cưỡi”. Sau này tôi phát hiện quan niệm của mình hoàn toàn điên đảo, sai lầm, không phù hợp luân lý đạo đức.

“Ti nhược” mở rộng ra là bốn chữ, “ti” nghĩa là khiêm hạ, “nhược” nghĩa là dịu dàng.

Khiêm hạ và dịu dàng đại biểu cho hai đức hạnh quan trọng nhất của phụ nữ. Khiêm hạ chính là chỉ đức hạnh “hậu đức tải vật” (đức dầy chứa chở vạn vật). Chúng ta luôn dùng đại địa để hình dung cho bốn chữ này, đại địa có đức dày mới có thể chuyên chở, dung chứa vạn vật. Dịu dàng là chỉ cho đức hạnh “thượng thiện nhược thủy” (thiện lành như nước), nước là thứ mềm yếu nhất trên thế giới, thế nhưng nó có đức thiện.

Vì vậy, dùng đại địa và nước để ví với hai loại đức hạnh đáng quý nhất vốn có trong bản tính của phụ nữ. Sau khi được cô đọng hàm súc lại thì dùng hai chữ “ti nhược” để thể hiện ra.

Thế nên, nó không chỉ là phần mở đầu của chương mà còn là phần đầu tiên trong hết thảy giáo dục đức hạnh phụ nữ. Bạn học hết thảy đức hạnh của phụ nữ, nếu như rời khỏi hai từ “ti nhược” này thì không thể làm được khiêm hạ với người, không làm được tâm tính dịu dàng. Như vậy, toàn thể đức hạnh của phụ nữ sẽ mất đi ý nghĩa, chỉ là “khẩu nhĩ chi học, mộng trung ngật phạn”, tức là trên miệng thì nói, tai thì nghe nhưng bản thân không được thọ dụng, giống như ăn cơm trong mộng vậy.

Thế nên, trong quá trình chúng ta học tập, lúc nào chúng ta cũng không được quên khiêm hạ và dịu dàng. Thế nhưng, làm thế nào thể hiện được sự khiêm hạ và dịu dàng chân thật, nhất định chúng ta sẽ gặp rất nhiều bài thi thử thách, đây là một quá trình gian nan để quay trở về với tự tánh. Chúng ta bị hoàn cảnh ô nhiễm, từ nhỏ lại không nhận được giáo dục gia đình tốt, tâm đều tự tư tự lợi, tâm vô cùng cang cường khó cảm hóa, chỉ có giáo dục mới có thể khiến cho chúng ta quay về tự tánh.

“Nhân chi sơ, tánh bổn thiện; tánh tương cận, tập tương viễn; cẩu bất giáo, tánh nãi thiên”.

Tự tánh của chúng ta thuần tịnh thuần thiện, nhưng tập tánh lại bất thiện. Hiện nay chúng ta muốn thông qua học tập, quay trở về tự tánh, tuy rất khó để một bước mà đến nơi, nhưng chỉ cần chúng ta kiên trì không giải đãi thì sẽ gặt hái được hạnh phúc và niềm vui đích thực.

Khi chúng ta học tập chương “Ti Nhược”, đây không phải là sự ti nhược của hình thức bên ngoài, mà cần có một cái tâm nhu hòa chất trực. Ví dụ, có một bạn nữ học chương “Ti Nhược”, bị đánh không đánh lại, bị mắng không mắng lại, ở nhà một mực phục tùng, phục tùng đến cùng, yếu đuối đến cùng, sau cùng khổ không lời nào để nói, oán kết trong tâm không thể hóa giải, sinh ra một thân bệnh tật, lại còn oán trách lời dạy của cổ Thánh tiên Hiền không tốt.

Việc này là do không thực sự khéo học. Thế nên, mỗi lần tôi đều nói, sự dịu dàng, mềm mỏng này là chỉ cho sự dịu dàng, mềm mỏng của tâm tánh.

Tâm dịu dàng, nhu nhuyến thì biểu hiện ra bên ngoài là cách nói chuyện an định, bình hòa. Giở sách “Liệt Nữ Truyện” ra, những phụ nữ trong sách đều là: “Bên trong cung kính, bên ngoài có nghĩa, kính nghĩa đều đủ thì người có đức sẽ không cô đơn”. Khi họ đối mặt với đủ loại cảnh giới trong cuộc sống đều không trái ngược với nhân – nghĩa – lễ – trí – tín, họ đều có một tâm yêu thương chân thành, nhân từ, nhân ái.

Tôi xin nêu ra một ví dụ, nếu bạn vứt bỏ chuẩn mực làm người cơ bản, rồi cứ một mực nhu thuận, thì sẽ có kết quả như thế nào? Bạn nuông chiều một người thân nào đó trong gia đình, khiến họ sinh hư, về sau đến một lúc nào đó khi năng lực của bạn không thể nào duy trì được nữa, bạn hy vọng họ đưa tay ra giúp đỡ bạn, nhưng họ loại oán trách bạn rằng sao bạn không thể làm tốt như trước đây.

Thế nên, sự nhu thuận của chúng ta đã dung túng cho thói quen, sự ỷ lại của họ, trưởng dưỡng tâm tham lam của họ. Vì vậy, ti nhược kỳ thật cần có đầy đủ đại trí huệ.

Trong quá trình học tập, chúng ta cần phải không ngừng thể ngộ.

Khổng Tử có năm đức hạnh là ôn, lương, cung, kiệm, nhượng. Tuy nhiên, Ngài làm việc có nguyên tắc và phương pháp, vô cùng phương thiện xảo, không phải sự việc nào Ngài cũng một mực thuận theo, nhưng cũng không phải là bảo thủ. Khi học tập văn hóa truyền thống, chồng của tôi đã tổng kết ra ba nguyên tắc: Có trí nhưng không giảo hoạt; nhân hậu nhưng không bảo thủ; đi cùng thời đại chứ không nước chảy bèo trôi.

Tôi thường nghĩ đến câu nói này của chồng tôi. Vì sao gọi là đi cùng thời đại chứ không nước chảy bèo trôi? Ví dụ như một số cổ lễ của thời xưa không còn thích hợp ở thời nay nữa. Việc hành lễ chào cúi đầu vẫn có thể sử dụng phổ biến bởi vì Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn còn dùng.

Tuy nhiên, có một số cổ lễ của thời xưa như chúng ta xem trong sách “Lễ Ký” không còn phù hợp nữa. Có phải là chúng ta hiện nay kiên trì học tập văn hóa truyền thống thì nhất định phải dùng hay không? Không đúng! Bạn phải đi cùng thời đại, phải học tập những phần tinh hoa nhất của người xưa. Đó chính là dụng tâm cung kính mà học tập, sau đó tùy thời mà vận dụng vào những hoàn cảnh, nơi chốn khác nhau, cần phải tùy thuận theo tình hình và tình thế hiện nay.

Nếu như không biết tùy thuận thì sau cùng sẽ trở nên như thế nào? Những người học tập văn hóa truyền thống sẽ trở thành một nhóm người cực kỳ lập dị. Trước tiên là người trong nhà không tiếp nhận, sau đó công ty không tiếp nhận, sau cùng bị đại đa số các đoàn thể trong xã hội bài trừ, trở thành một nhóm người ít ỏi cao siêu không ai hiểu nổi, tự sống riêng lẻ tách biệt. Điều này không phù hợp với tinh thần của văn hóa truyền thống.

Văn hóa truyền thống có thể hòa cùng thiên hạ, dùng sự tu dưỡng của bản thân để bao dung người trong thiên hạ, dùng đức hạnh của chính mình mà cảm hóa người trong thiên hạ. Nếu như bạn không làm được thì cần phải hỏi lại chính mình rằng sao mình càng làm thì càng xa rời quần chúng, mọi người vậy. Nếu không thể dung hợp với mọi người đây là một việc rất phiền phức.

nu gioi 0

Trong phần tiên chú của Vương Tương có viết:

“Thiên tôn địa ti, dương cương âm thuận, ti nhược nữ tử chánh nghĩa dã, cẩu bất cam ư ti nhi dục tự tôn, bất phục ư nhược nhi dục tự cường, tắc phạm nghĩa nhi phi chánh hĩ, tuy hữu tha năng, hà túc thượng hồ?” (Trời tôn quý, đất thấp kém; dương cứng mạnh, âm nhu thuận; phụ nữ ti nhược phù hợp chánh nghĩa, nếu không chịu ti nhược mà muốn tự tôn, không chịu giữ phận yếu mà muốn tự cường tức bất nghĩa, bất chánh vậy, cho dù có tài năng thế nào vẫn không đáng được tôn sùng).

Tôi nhớ một lần có bạn học đạo ở nơi khác nói với tôi muốn học Nữ Đức. Tôi liền gửi sách đến. Cô ấy nói xem không hiểu. Tôi nói không sao cả, có phần tiên chú. Cô ấy nói tiên chú cũng xem không hiểu. Hiện nay, tôi xin đem phần tiên chú giảng một lượt cho mọi người. Lẽ quý tiện của trời đất hoàn toàn dẫn lời từ trong “Chu Dịch”, bởi vì toàn bộ sách “Nữ Giới” chỉ có hơn 1600 chữ, không nhiều, nhưng đều dẫn dụng lời nói từ trong điển tịch xưa như “Luận Ngữ”, “Chu Dịch”,  “Lễ Ký”, “Thượng Thư”, tổng cộng có hơn 17 chỗ.

Điều này có thể thấy rằng “Nữ Giới” là một tác phẩm tinh hoa được Tào Thái Cô viết sau khi tinh thông kinh điển của cổ Thánh, tiên Hiền, cộng với sự tu dưỡng đức hạnh của bản thân trong mấy mươi năm, chứ không phải là lời nói của riêng một nhà. Giống như Khổng Tử chỉ truyền thuật lại những lời dạy của cổ Thánh, tiên Hiền, bản thân Ngài không hề sáng tác điều gì mới, như Ngài đã nói: “Tín nhi hiếu cổ, thuật nhi bất tác”.

“Thiên tôn địa ti, dương cương âm thuận”. “Dương cương âm thuận”

chính là đạo, một âm một dương gọi là đạo. Chúng ta từng xem qua bát quái đồ của Thái Cực. Nó đại biểu cho dương và âm, cương và nhu, thiên và địa, trắng và đen, đều là một cặp. Nếu như toàn bộ đều như nhau, ví dụ trong 24 giờ đều là ban ngày hoặc ban đêm thì con người không thể nào sống được.

Trong nhà nếu toàn là con gái, không có con trai cũng có vấn đề, nhưng nếu toàn là nam mà không có nữ thì cũng không được, mà phải phối hợp với nhau. Mà tiền đề của việc phối hợp với nhau là mỗi người giữ phận nấy, nếu như không giữ đạo của riêng mình, ví như phụ nữ đòi đứng ở vị trí dương, còn nam thì đứng ở vị trí âm thì sẽ loạn hết.

Thế nên, trong “Kinh Thi” tôi nhớ có đọc qua một đoạn thế này “tẫn kê chi thần” (gà mái gáy sáng). Đây là điềm báo chẳng lành, ý nói gà mái không đẻ trứng mà đi gáy báo trời sáng, đây là điềm thiên hạ chẳng lành. Từ xưa đến nay nam nữ ai giữ phận nấy. Chúng ta ngày nay nếu như không ý thức đến điều này sẽ sinh ra loạn. Chúng ta dẹp loạn tức đem điều sai trái sửa lại cho ngay.

Có một lần, một giáo viên chia sẻ tại luận đàn văn hóa truyền thống rằng:

“Nhà của tôi đều là gà mái gáy, gà trống đẻ trứng. Chồng của tôi ở nhà nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, còn tôi ra ngoài làm người phụ nữ mạnh mẽ. Về đến nhà tôi vào thư phòng, đứng sau bàn sách, còn anh ấy thì ngoan ngoãn đứng trước mặt nghe tôi ra chỉ thị. Tôi nói xong rồi ra lệnh: “Anh đi làm việc đi”.  Trong “Chu Tử Trị Gia Cách Ngôn” có nói: “Luân thường đảo lộn sẽ có tiêu vong”. Cho nên cô giáo này gặp rất nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống.

“Ti nhược nữ tử chánh nghĩa d㔓ti nhược” chính là chánh nghĩa của phụ nữ, cái nghĩa này chính là từ “nghĩa” trong “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”. Người có nghĩa thì sẽ tuân thủ đạo lý, tức làm việc hợp với đạo lý. Nếu như phụ nữ dựa vào thiên tính ti nhược mà tu dưỡng đức hạnh của mình thì đây là việc hợp với đạo lý. Đây là chánh đạo. Nếu như bản thân không yên phận với vị trí của mình, ở vị trí bên dưới nhưng trong lòng không có tâm cung kính thì sẽ luôn muốn làm chủ cả việc trong nhà lẫn ngoài nhà.

“Cẩu bất cam ư ti nhi dục tự tôn, bất phục ư nhược nhi dục tự cường, tắc phạm nghĩa nhi phi chánh dã”.

Không cho rằng bản thân nhỏ bé, yếu thế mà từ ngoài vào trong đều tỏ ra hung hãn, muốn thể hiện sự mạnh mẽ trong nhà thì điều này trái với nghĩa, “tắc phạm nghĩa phi chánh giã”, việc này không phù hợp nghĩa lý, không hợp với đạo, trái lệch đạo làm vợ.

“Tuy hữu tha năng, hà túc thượng hồ?” (Cho dù rất có năng lực, tài cán thì có gì đáng để tôn sùng đâu?), việc này không đáng được tôn sùng, nếu như phụ nữ quản lý hết tất cả sự việc ở bên ngoài thì sẽ làm loạn thiên đạo. Trong xã hội hiện nay nói đến điều này, có thể rất nhiều người, bao gồm cả phụ nữ trước tiên sẽ phản đối, rất nhiều nam giới cũng không tán đồng.

Bản thân tôi trong quá trình học tập Kinh điển cảm thấy không phải nói phụ nữ “nhược” thì như vậy nhất định là không tốt. Từ “nhược” này không phải là “nọa nhược” (yếu hèn), mà chỉ đức hạnh “thượng thiện nhược thủy” của nước.

Nước có những đặc tính:

Đặc tính thứ nhất

là khi nó gặp chướng ngại vật thì nhất định sẽ chuyển hướng để vượt qua, chứ không cứng nhắc một mực đâm vào một chỗ, ví dụ như có một tảng đá lớn chắn phía trước thì nó sẽ chảy vòng mà đi qua. Ý nói khi gặp việc thì phải xét hoàn cảnh mà biến hóa, đối với hoàn cảnh bên ngoài bản thân phải biết cách biến hóa để xử lý, không được đối chọi cứng rắn với người.

Đặc biệt là trong gia đình, “thanh quan thì khó xử việc nhà”, nhà không phải là nơi để nói lý lẽ. Nếu như bạn cứng rắn đối chọi với mọi người thì không thể giải quyết được việc gì, dù có ngàn lý do để nói với người nhà thì họ cũng không hiểu rõ. Họ cho rằng họ đúng, bạn cho rằng bạn đúng, dù sao đôi bên cũng cần phải sống, chúng ta hãy nhường bước mà rời khỏi, cho dù có dây dưa đối chọi tạm thời thì cũng không phải là phương pháp giải quyết, nên học tánh nhường bước mà rời khỏi của nước.

Đặc tính thứ hai 

của nước là giọt nước có thể xuyên đá, giọt nước nhỏ tí tách, nhìn có vẻ chẳng có sức mạnh gì, nhưng thời gian lâu dài có thể xuyên thấm vào đá. Trong nhà cũng như vậy, cho dù chồng có ngoan cố không chịu thay đổi ra sao, cho dù anh ấy thích lên mạng chơi game thế nào thì cũng không nên quản, bạn cần kiên trì bền vững, dùng tính cách nhu hòa, ấm áp, dịu dàng của mình mà cảm hóa anh ấy.

Mỗi ngày bạn đều nói với anh ấy lên mạng không tốt cho sức khỏe, thế nhưng nên chăm sóc cho anh ấy thế nào bạn vẫn chăm lo cho anh ấy như thế đó, mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm… rồi sẽ có ngày anh ấy quay đầu. Tâm thường hằng (bền lâu) đó dễ dàng thể hiện được trong gia đình, đây là đặc tính thứ hai của nước.

Đặc tính thứ ba

“thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh” (nước làm lợi cho vạn vật mà không tranh). Nước có thể tưới tiêu ruộng đồng, có thể tưới tẩm vạn vật, có thể giúp cho khách bộ hành qua cơn khát, nhưng không hề tranh lợi với bất kỳ ai. Làm phụ nữ cũng như vậy, chỉ cần bạn tranh thì nhất định sẽ loạn. Phụ nữ trong gia đình giống như quả tim vậy. Nếu như quả tim tranh với những bộ phận khác thì cảm giác của toàn thân sẽ lập tức tê liệt.

Quả tim không tranh với bộ phận nào cả, mà không ngừng phụng hiến, không ngừng vận chuyển máu, không ngừng cống hiến. Tôi cũng thường nghĩ rằng phụ nữ nên làm cái lưỡi, chứ đừng làm răng, vì răng rất cứng, đến khi ta già thì nó là thứ ra đi đầu tiên, còn cái lưỡi thì khi già răng rụng hết nó vẫn còn ở lại. Cho nên, có câu nói “nhu thắng cương” là bởi đạo lý này. Tôi lúc đầu cũng đặc biệt ưa thích nói lý lẽ, nói lý với chồng và mẹ chồng, nói tới nói lui cũng chẳng nói được rõ ràng.

Sau đó, tôi mới hiểu gia đình không phải là nơi nói lý lẽ, do không nói lý lẽ nữa nên tôi cảm thấy rất tốt. Họ nói thế nào thì cứ để họ nói, cho dù họ nói vô lý đi chăng nữa, tôi cũng không lên tiếng, phiền não dần dần cũng không còn nữa. Làm phụ nữ nhất định cần phải nhìn cho rõ, rất nhiều người, rất nhiều việc bạn không thể thay đổi được.

Điều này không có nghĩa là bạn không tốt, chỉ là bạn không có duyên phận này nên bạn cũng không cần tiêu hao quá nhiều tinh thần sức lực. Làm bất kỳ việc gì cũng không nên chấp trước, nếu không nhìn thấu được thì nhìn tan nhạt đi một chút, không buông xuống được thì cũng thoải mái một tí. Đời người chớp mắt là qua mau nên chúng ta cần phải làm một phụ nữ có trí tuệ.

Trọng điểm của chương “Ti nhược” nói về ba việc. Thứ nhất là “minh kỳ ti nhược, chủ hạ nhân”; thứ hai là “minh kỳ tập lao, chủ chấp cần”; thứ ba là “trai cáo tiên quân, chủ kế tế tự”. Chúng ta cùng xem câu thứ nhất.

PHẬT TỬ THẤY TỐT, CÓ ÍCH CHO NGƯỜI CHO MÌNH XIN CHIA SẺ BÀI VIẾT
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Ngưỡng nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm gia hộ cho kẻ mù Được thấy, kẻ Điếc Được nghe, người Đau khổ Được an vui.
--------------------------------------
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
--------------------------------------

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once

Bái viết mới nhất

spot_img