8.6 C
London
Thứ Năm, Tháng Mười Một 14, 2024
Trang chủNữ ĐứcNữ Đức Vi Yếu – Chương Sáu: Khúc Tòng (P4)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Sáu: Khúc Tòng (P4)

Date:

Bài Viết Liên Quan

spot_imgspot_img

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Sáu: Khúc Tòng (P4)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Sáu: Khúc Tòng (P4): Cho nên sách “Nữ Hiến” có câu: “Con dâu vâng theo mệnh lệnh của cha mẹ chồng như bóng đi sát theo hình, như tiếng vọng gắn liền với âm thanh thì đâu có lý nào không có được sự yêu thương của cha mẹ chồng cơ chứ?”

CỐ NỮ HIẾN VIẾT: PHỤ NHƯ ẢNH HƯỞNG, YÊN BẤT KHẢ THƯỞNG – CHƯƠNG KHÚC TÒNG

(Tạm dịch: Cho nên sách “Nữ Hiến” có câu: “Con dâu vâng theo mệnh lệnh của cha mẹ chồng như bóng đi sát theo hình, như tiếng vọng gắn liền với âm thanh thì đâu có lý nào không có được sự yêu thương của cha mẹ chồng cơ chứ?”)

Hai chữ “ảnh”“hưởng” ở đây nói về sự hiếu thuận của nàng dâu đối với mẹ chồng, giống như cái bóng luôn luôn đi theo thân hình, giống như tiếng vang khi gõ vào ly, nhất định luôn đi đôi với nhau. Nếu như nàng dâu có thể làm được như vậy thì sẽ nhận được sự khen ngợi của mẹ chồng.

Cụ thể trong việc phụng sự cha mẹ chồng, chúng ta hãy cùng nhau học qua sách “Nữ Luận Ngữ” một chút. “Nữ Luận Ngữ” giảng về mặt sự, nghĩa lý không sâu xa như Nữ Giới. Đa số lời văn trong “Nữ Giới” đều là ý tại ngôn ngoại. Nếu không hiểu thấu suốt mà làm thì sẽ rất phí sức, không dễ làm. “Nữ Luận Ngữ” có tên gọi đầy đủ là “Tống Thượng Cung Thị Nữ Luận Ngữ”. Tống là họ của hai chị em Tống Nhược Chiêu và Tống Nhược Hoa thời nhà Đường. Hai bà cùng nhau viết nên tác phẩm giáo dục về Nữ Đức này. Năm chị em gái của nhà họ Tống đều rất ưu tú, ở trong cung cũng là thầy của Hoàng đế và Hoàng hậu. Chúng ta cùng nhau xem chương thứ sáu của sách “Nữ Luận Ngữ” giảng về việc phụng sự cha mẹ chồng.

Chương Sáu: Khúc Tòng (P4)
Chương Sáu: Khúc Tòng (P4)

Trước khi xem chương này chúng ta hãy xem năm chương phía trước nói về điều gì để có thể hiểu rõ hơn. Chương đầu tiên là “Lập Thân”, chương thứ hai là “Học Tác”, chương thứ ba là “Học Lễ”, chương thứ tư là “Tảo Khởi” (dậy sớm), chương thứ năm là “Thị Phụ Mẫu” (phụng sự cha mẹ). Chúng ta xem qua như vậy thì hiểu được rằng một người con gái nếu như muốn có một đời sống hôn nhân như ý, hạnh phúc thì trên thực tế bắt đầu từ lúc cô ấy chào đời cho đến lúc được gả vào nhà người, giai đoạn này người phụ nữ cần phải hoàn thành năm môn học này. Ai là người giúp bạn hoàn thành năm môn học này vậy? Chính là cha mẹ của bạn, nếu như người làm mẹ không giúp con gái mình lập thân tốt, không dạy con học cách làm việc, không dạy con học lễ, không dạy con thức dậy sớm và nên phụng sự cha mẹ như thế nào thì đến khi con gái được gả vào nhà chồng rồi sẽ không biết làm việc gì cả. Đến lúc đó phải đợi mẹ chồng dạy dỗ thì sẽ rất khó khăn. Bạn chắc chắn sẽ không nhận được vẻ mặt và lời nói dễ chịu của mẹ chồng. Nếu như sau ba ngày bạn chịu không nổi, hoặc sau ba tháng bạn chịu không nổi thì thật sự sẽ là đường ai nấy đi.

Thế nên, mỗi một người mẹ, nếu có con gái, mong rằng con của mình tương lai sẽ có cuộc sống như ý thì không phải dùng tiền đầu tư nhan sắc cho con, đưa con đi phẫu thuật thẩm mỹ, cũng không phải để con học bao nhiêu kiến thức, dành bao nhiêu món đồ hiệu, ăn uống chơi bời thoải mái. Cô gái như thế nếu như được gả vào nhà người khác thì sẽ thành một nàng dâu ham ăn nhác làm, ái mộ hư vinh. Có người mẹ chồng nào thích con dâu như vậy chứ? Vì vậy, trước khi học cách phụng sự cha mẹ chồng thì cần phải học hiểu và làm được những điều được dạy ở các chương trước đó. Trong chương “phụng sự cha mẹ chồng” này có nói rằng: “Cha mẹ chồng là chủ nhân của gia đình chồng. Hãy đối đãi với cha mẹ chồng giống như cha mẹ ruột! Đối với cha chồng phải hết sức hiếu thuận, không được tùy tiện cãi lại cha chồng, cũng không được quá thân cận cha chồng. Nếu như cha chồng có điều gì sai bảo thì phải lập tức đến nghe dặn dò. Khi mẹ chồng ngồi thì nàng dâu đứng, nếu mẹ chồng có yêu cầu gì phải mau chóng đi làm. Sáng sớm mở cửa thật nhẹ tay, đừng kinh động đến mẹ chồng. Phải dậy sớm quét dọn nhà cửa cho sạch sẽ, giúp mẹ chồng rửa mặt, xúc miệng”. Những chi tiết nhỏ này thể hiện tâm cung kính và hiếu đạo đối với mẹ chồng. Nhưng các nàng dâu hiện nay của chúng ta rất ít người suy nghĩ đến những chi tiết nhỏ này trong cuộc sống, ví dụ như làm cơm, chúng ta thường nấu theo khẩu vị của chính mình. Tôi thích ăn cứng, nấu cơm cũng nấu cứng một chút để nhai nhưng lại không nghĩ đến răng của cha mẹ chồng vốn không còn cứng chắc nữa, cần phải ăn cơm mềm. Bản thân tôi rất thích ăn nhạt, nhưng cha mẹ chồng lại thích mùi vị đậm đà, tôi cũng không nghĩ đến khẩu vị của cha mẹ chồng. Tôi trước đây là như thế, không có tâm tinh tế, lo liệu mọi việc không được chu đáo. Thế nên, chúng ta cần phải quan sát và thể hội được tâm của người khác.

Phần phía sau lại nói: “Mùa đông nấu nước nóng, mùa hạ dùng nước lạnh cho cha mẹ chồng rửa mặt, xúc miệng. Lúc bưng nước đến phòng của cha mẹ thì đứng lui sang một bên, chờ cha mẹ rửa mặt, xúc miệng xong rồi mới đem nước đi đổ, chào cha mẹ buổi sáng xong rồi lui ra sau bếp chuẩn bị bữa sáng”. Phải luôn luôn thấu hiểu lòng của người lớn tuổi. Ví dụ như người lớn tuổi tiết kiệm trong việc mua sắm quần áo, không thích mua quần áo mới thì chúng ta cũng đừng tùy ý mua quần áo mới để hiếu thuận cha mẹ. Họ thấy chúng ta tiêu tiền sẽ khó chịu không vui. Chúng ta cần phải nghĩ cách, ví dụ như những quần áo mà chồng của tôi vừa mới mua về tôi cầm lấy đưa cho cha mẹ chồng nói rằng: “Quần áo này anh ấy không còn mặc nữa. Ba hãy lấy mặc đi ạ”. Khi ăn cơm cũng như vậy, càng đơn giản càng tốt, nhưng đơn giản cũng cần phải có dinh dưỡng, cần phải biết cách phối hợp món ăn. Tôi cảm thấy sức khỏe của người cao tuổi không phải do ăn, ăn chỉ là thứ yếu, mà thứ quan trọng đó chính là tâm của họ. Nếu như tâm của người già được an ủi thoải mái thì sẽ không sinh bệnh. Nếu như mỗi ngày lòng của họ vướng mắc một số chuyện, có sự rầu lo thì cho dù có cho họ thức ăn ngon đến đâu, thậm chí là mỗi ngày ăn hải sâm, bào ngư đi chăng nữa thì họ vẫn sinh bệnh. Cho nên thể hội được lòng của người lớn tuổi không phải là việc dễ. Sẽ có những việc vượt quá khả năng của chúng ta nhưng chúng ta cứ tận hết sức lực của mình mà làm.

Phần sau lại nói: “Việc hầu hạ cha mẹ chồng cần phải làm được bền lâu, không phải là việc ngày một ngày hai. Việc này nếu truyền ra bên ngoài sẽ được mọi người xưng là hiền phụ. Chớ học người điều xấu, quát mắng cha mẹ chồng, than van kể khổ, gọi không dạ thưa, đói no không quản. Người như thế bị gọi là “ác phụ”, trời đất không dung, thiên lôi nổi trận lôi đình, trách phạt đến thân, không còn đường hối”. Chương “Phụng sự cha mẹ chồng” trong sách “Nữ Luận Ngữ” rất ngắn gọn, đơn giản, nhưng sự giải thích chi tiết, tường tận trên mặt sự cùng với chương “Khúc Tòng” là không hai không khác. Chương “Khúc Tòng” giảng về mặt lý, còn chương này của “Nữ Luận Ngữ” đem lý khai triển trên mặt sự, phù hợp với thời điểm. Những việc này thời xưa làm như vậy, cách thức làm của thời nay so với thời xưa có sự khác biệt và tương đồng, không phải hoàn toàn y theo đó mà làm. Ví dụ như kinh văn thời xưa nói: “Theo sát từng bước đi của cha chồng, sáng sớm nấu trà xong quỳ ở dưới đất dâng lên cho cha”, đó là cái lễ thời xưa. Còn hiện nay chúng ta cần xét đến điều kiện gia đình của mình, hoàn cảnh sống của chúng ta, tính cách và sở thích của cha mẹ chồng, làm thế nào có thể khiến cho người lớn tuổi hoan hỷ. Cho nên, chương “Khúc Tòng” từ trước đến sau đều giảng về một chữ “tâm”. Cái tâm này khó đạt được nhất. Nếu như muốn chân thật có được lòng của mẹ chồng thì người làm con dâu cần phải trải qua rất nhiều nỗi vất vả để cống hiến, không phải chỉ một số việc chúng ta làm ra trên bề mặt mà thôi.

Chúng ta học chương “Khúc Tòng” đến đây. Sau khi học xong, tôi hy vọng mọi người khi thực hành vào trong cuộc sống thực tế cần phải biết quán thông, thứ nhất đừng thực hiện sai lệch, thứ hai đừng quá chấp trước. Nếu thực hiện sai sẽ trở nên quá đáng, nếu như vẫn không biết quay đầu thì sẽ rất phiền phức, việc gì cũng cố gắng làm vừa phải, đúng mực là được. Không phải hôm nay xem xong đĩa này hoặc học xong bài giảng này về nhà đối với mẹ chồng vô cùng tốt, qua hai ngày sau thì quên mất. Chúng ta hãy làm từng chút một.

Tất cả những nàng dâu khi chung sống với mẹ chồng đều có rất nhiều chuyện “đắng cay chua ngọt”. Khi gặp phải những thử thách trong quan hệ với mẹ chồng như thế, chúng ta cần thể hội điều gì? Đừng nghĩ đến cái sai của mẹ chồng, chỉ ghi nhớ ý tốt của mẹ chồng, chỉ cần thầm lặng làm tốt vai trò của mình là được. Bạn đối với cha mẹ ruột như thế nào thì đối với cha mẹ chồng cần phải thận trọng dè dặt hơn thế, không được có hai lòng là được. Có một người bạn nói với tôi rằng cô ấy muốn rèn luyện chính mình. Mỗi lần mua cho cha mẹ ruột thức ăn ngon thì nhất định cũng mua cho cha mẹ chồng một phần, thậm chí còn ngon hơn thế nữa. Cha mẹ chồng đều rất vui. Một lần cô ấy đi Bắc Kinh, nghĩ đến cha mình thích ăn món vịt quay Bắc Kinh, cô mua cho cha một túi được gói đơn giản, còn mua cho mẹ chồng một túi được gói rất sang trọng, gồm có đầy đủ bánh và nước tương ở bên trong. Khi mang về nhà, mẹ của cô nhìn thấy có hơi không hài lòng. Cô ấy đã giải thích với mẹ rằng: “Mẹ con với nhau không cần khách khí, nhưng cần phải chú trọng cái lễ đối với mẹ chồng của con bên đó”. Người mẹ của cô nghe xong cảm thấy có thể chấp nhận được. Cô ấy rất có trí tuệ, không thiên vị mẹ ruột, mẹ chồng. Điều này cho thấy tâm không thiên lệch, khi tâm ngay thẳng thì bạn không cần lo thế hệ sau của bạn sẽ có những hành vi không tốt đối với bạn.

Một lần khác, có một cô sau khi nghe tôi giảng xong đã chia sẻ với tôi rằng con gái của cô đối xử với cô không tốt, đặc biệt con gái của cô hiện nay đã trưởng thành và nói rõ với cô rằng: “Mẹ đối xử với bà nội của con không tốt, không công bằng. Mẹ đối xử với bà ngoại rất tốt, nhưng đối với bà nội không được tốt”. Sau đó, cô ấy đã sám hối với tôi rằng quả thật là như vậy. Mỗi lần lễ Tết cô đều mang bao nhỏ bao lớn đến hiếu thuận mẹ ruột của mình. Đây có phải là thực sự hiếu hay không? Không phải là hiếu thật sự! Trong sách “Giáo Nữ Di Quy” có một đoạn như thế này: “Nếu như có nàng dâu nào không hiếu thuận với mẹ chồng mà chỉ hiếu riêng với mẹ ruột thì đó không được xem là hiếu vậy. Đối với mẹ chồng không có hiếu thì hiếu với mẹ ruột chỉ là tiếng xấu. Sao gọi là hiếu với mẹ được!”. Kết quả, con gái của cô sau khi lớn lên đã không đồng ý với cách làm của mẹ mình. Thế nên, phụ nữ cần hiểu rõ điều này, con gái cùng với bà nội đều có quan hệ huyết thống. Đây là việc không thể phủ định, có cắt đứt cũng không thể nào cắt đứt được. Nếu như bản thân không hiểu đạo lý, làm ra một số việc trái ngược với quy luật tự nhiên, trái với hiếu đạo thì nhất định sẽ gặp phải những tình huống xấu, có khi tai ương còn giáng xuống con cái của mình. Việc này rất bình thường. Nếu như gặp phải mẹ chồng khắc nghiệt, nói lời rất hà khắc, làm ra một số việc không thể nào hiểu nỗi, khiến người khác cảm thấy quái lạ thì chúng ta nên tự an ủi chính mình rằng: “Trong lòng của mẹ có một số việc mà mình vẫn chưa hiểu thấu. Tóm lại, nhất định không được nổi giận, nếu như nổi giận thì cho dù mình làm việc tốt đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa”.

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Sáu: Khúc Tòng (P4)
Nữ Đức Vi Yếu – Chương Sáu: Khúc Tòng (P4)

Khi bạn không nổi nóng thì mẹ chồng có nói thế nào cũng được, làm thế nào cũng được, cứ nghe rồi để sang một bên, bạn sẽ cảm thấy mẹ chồng làm rất tốt, không có vấn đề gì cả. Cho dù bà đem đồ đạc của bạn ở phòng này để sang phòng khác thì cứ để bà làm, tự mình để lại chỗ cũ sau, đừng quá để ý đến. Bà tuổi tác đã cao như vậy, bạn thử nghĩ nếu như đó là mẹ ruột của bạn thì bạn sẽ không nổi nóng, nhưng nếu đó là mẹ chồng thì bạn lại cảm thấy bà phải nên như thế này thế nọ. Thế gian không có việc gì phải nên làm như thế này, thế nọ cả mà phàm những gì bà đối xử với bạn đều có nhân quả ở bên trong, có thể là bạn không nhìn thấy được mà thôi. Có câu nói rằng: “Nghịch cảnh đến hãy cứ tiếp nhận”. Cái sau này bạn nhận được sẽ là phước báo, tương lai quả báo sẽ đến với bạn. Hiện giờ bạn hãy nên cảm ân mẹ chồng hoặc cha chồng, người đã ban cho bạn phước báo đó. Đối với hết thảy người và việc mang nghịch cảnh đến cho bạn, bạn đều cảm ân.

Chương “Khúc Tòng” chúng ta hôm nay học đến đây. Đây cũng là một môn học quan trọng trong cuộc đời. Bản thân tôi tu học vẫn còn kém, nên vẫn đang học tập nhiều lần. Hy vọng tất cả mọi người đều cùng nhau nâng cao chính mình, thông qua việc học tập những lời giáo huấn tốt đẹp của cổ Thánh, tiên Hiền có thể chân thật tìm về với bản tánh của chính mình, có thể có được niềm vui chân thật, không còn phiền não nữa. Cảm ơn chư vị thầy cô giáo!

PHỤ LỤC BÀI HÁT: MẸ CHỒNG CŨNG LÀ MẸ.

Mẹ chồng cũng là mẹ, mẹ cả đời vất vả, nuôi con trai trưởng thành. Nay con dâu về báo đáp, nhẹ nhàng gọi tiếng mẹ.

Mẹ chồng cũng là mẹ, mẹ thắt lưng buộc bụng, mồ hôi chảy ướt má, nuôi con trai trưởng thành. Chân thành gọi tiếng mẹ, hôm nay con dâu về nhà mình, con dâu chải mái tóc trắng cho mẹ, lau mồ hôi cho mẹ.

Mẹ chồng cũng là mẹ, mẹ cả đời vất vả, nuôi con trai trưởng thành, nay con dâu về báo đáp, khiến mẹ hết muộn phiền, khiến mẹ hết bận lòng, cuộc sống hạnh phúc như mật ngọt, để mẹ có ngôi nhà ấm áp.

Thân thiết gọi tiếng mẹ, hôm nay con dâu đã về nhà mình, con dâu khiến cuộc sống của mẹ hạnh phúc vui vẻ qua tuổi già! Con dâu sẽ khiến cuộc sống của mẹ hạnh phúc vui vẻ qua tuổi già! Con dâu sẽ khiến cuộc sống của mẹ hạnh phúc vui vẻ qua tuổi già!

PHẬT TỬ THẤY TỐT, CÓ ÍCH CHO NGƯỜI CHO MÌNH XIN CHIA SẺ BÀI VIẾT
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Ngưỡng nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm gia hộ cho kẻ mù Được thấy, kẻ Điếc Được nghe, người Đau khổ Được an vui.
--------------------------------------
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
--------------------------------------

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once

Bái viết mới nhất

spot_img