Trang chủ Đệ tử quy Đệ Tử Quy Chương III: “Mượn Đồ Người, Trả Đúng Hẹn” (P5)

Đệ Tử Quy Chương III: “Mượn Đồ Người, Trả Đúng Hẹn” (P5)

0
Đệ Tử Quy Chương III: "Mượn Đồ Người, Trả Đúng Hẹn" (P5)

Đệ Tử Quy Chương III: “Mượn Đồ Người, Trả Đúng Hẹn” (P5)

Đệ Tử Quy Chương III: “Mượn Đồ Người, Trả Đúng Hẹn” (P5). Giữa vợ chồng đương nhiên cũng phải giữ chữ “tín”. Giả như giữa vợ chồng không giữ chữ “tín” thì xảy ra tình huống gì? Có thể vợ chồng nghi kỵ lẫn nhau, trong lời nói sẽ có sự chỉ trích, mỉa mai.

3.14. Kinh văn – Đệ Tử Quy

“Tá nhân vật, cập thời hoàn. Hậu hữu cấp, tá bất nan”.

 Mượn đồ người, trả đúng hẹn. Sau có cần, mượn không khó”.

(Tiếp phần trước)

  • Chữ “tín” trong quan hệ vợ chồng

Giữa vợ chồng đương nhiên cũng phải giữ chữ “tín”. Giả như giữa vợ chồng không giữ chữ “tín” thì xảy ra tình huống gì? Có thể vợ chồng nghi kỵ lẫn nhau, trong lời nói sẽ có sự chỉ trích, mỉa mai. Hàng ngày cứ như vậy cùng sống chung với nhau sẽ rất nguy hiểm cho mối quan hệ. Vì vậy, vợ chồng cũng phải giữ chữ “tín”.

Hiện nay nghe nói giữa vợ chồng đều có bí mật riêng, đều có quỹ riêng. Khi chúng ta có bí mật, có tiền cất riêng, không cho đối phương biết tình hình của mình, khi chúng ta dùng tâm hư vọng, tâm không chân thành như vậy, đối phương có thể cảm nhận được không? Có thể! Thật ra trong tâm của người hay làm những chuyện dối mình gạt người không được an ổn. Cho dù quý vị thật sự giữ một số tiền bên mình, nhưng mỗi ngày tâm của quý vị vẫn phải phập phồng lo sợ.

Như vậy có khi giữ được tiền thì thân thể có thể sẽ như thế nào? Mỗi ngày đều lo lắng chuyện này chuyện nọ, nên thân thể bị suy yếu. Vì vậy, trị gia nên giữ thái độ không có bí mật, trong sáng vô tư là tốt nhất!

Mỗi lần mẹ tôi lĩnh lương đều đưa hết cho cha tôi. Vì vậy trong gia đình tôi, cha tôi là người nắm giữ quyền quản lý kinh tế. Trước đến giờ mẹ tôi không bao giờ hỏi đến chuyện tiền bạc. Mẹ tôi càng tin tưởng thì cha tôi dù làm trâu, làm ngựa cũng mãn nguyện. Thật sự người thật lòng tin tưởng người khác thì họ luôn luôn được ung dung, thoải mái.

Mẹ tôi không quản lý tiền bạc, mẹ tôi cũng không biết đi xe đạp, vì vậy mỗi lần cần đi đâu mẹ sẽ nói với cha tôi: “Cái gì em cũng không biết, thật là dở!”. Cho nên cha tôi phục vụ rất vui vẻ, cảm giác mình rất giỏi giang. Sau này tôi biết lái xe thì tôi cũng phục vụ cho mẹ. Con người không cần quá thông minh lanh lợi. Chuyện gì quý vị cũng quản đến cùng thì sẽ làm cho người khác ở trước quý vị đều cảm thấy họ không có năng lực.

Sau cùng thì quý vị sẽ mệt như sắp chết. Mệt như sắp chết mà còn bị người ta chê bai thậm tệ. Vì vậy sự thông minh, lanh lợi của một người phải để ở bên trong. Không nên lấy sự thông minh, lanh lợi của mình để chèn ép người khác. Phải làm theo đạo “Trung Dung”.

Đệ Tử Quy Chương III: "Mượn Đồ Người, Trả Đúng Hẹn" (P5)
Đệ Tử Quy Chương III: “Mượn Đồ Người, Trả Đúng Hẹn” (P5)

Trong lời nói cũng cần phải giữ chữ “tín”. Giữa vợ chồng, trong tâm của mỗi người nhất định phải cảm ơn ân đức của đối phương, cảm ơn đối phương đã cùng mình đi trọn con đường trong cuộc đời này. Phái nam chúng ta nhất định phải luôn nhớ rằng, người vợ đã giúp chúng ta làm một việc trọng đại, đó là sinh con để phái nam chúng ta có người nối dõi tông đường, dòng họ của chúng ta mới có thể được duy trì. Chỉ riêng ân đức này thôi cũng không thể báo đáp hết, bởi vì chúng ta không làm được. Có đúng không?

Vì vậy “ân phải báo, oán phải quên”. Vợ chồng luôn nghĩ đến sự cống hiến của một nửa kia. Nghĩ đến ân đức của nhau thì sẽ buông bỏ những xung đột. Trong tâm luôn nhớ ơn thì khi nhìn thấy một nửa kia trong lòng sẽ vui vẻ, như vậy thì đâu thể nào sống không tốt được? Khi vợ chồng sống hạnh phúc thì cuộc sống mỗi ngày đều hòa thuận, vui vẻ.

Vào thời nhà Hán, vua Hán Quang Vũ có một bề tôi tên là Tống Hoằng vô cùng thanh bạch, liêm khiết, làm việc rất có trách nhiệm. Thời đó Tống Hoằng làm chức Ty Không, quản lý các công trình xây dựng trong nước và cũng là một chức vị rất quan trọng của quốc gia. Lúc đó, chồng của công chúa Hồ Dương (chị Quang Vũ Đế) đã qua đời. Quang Vũ Đế bàn với chị của ông, muốn tìm giúp cho chị một người chồng và cũng mong muốn chọn được một người trong số các quan đại thần làm chồng chị.

Ông hỏi chị của ông: “Trong tất cả các đại thần, chị thích ai nhất?”. Công chúa Hồ Dương lập tức trả lời: “Tống Hoằng phong thái phi phàm, rất có đức hạnh”. Quang Vũ Đế vừa nghe thì đã biết.

Quang Vũ Đế liền cho tìm Tống Hoằng đến và nói với Tống Hoằng: “Người ta thường nói rằng giàu sang thì dễ thay đổi, nghĩa là một người khi đã giàu sang thì sẽ thay đổi bạn bè, một người khi đã giàu sang thì liền thay đổi vợ. Hình như nhân tình thế thái hiện nay có xu hướng như vậy”. Vua thăm dò ý của Tống Hoằng, xem ông có bằng lòng lấy chị gái của mình không.

Quý vị bằng hữu! Nếu như lấy chị của vua thì sẽ trở thành hoàng thân quốc thích, trong phút chốc từ một bề tôi liền trở thành quý tộc. Rất nhiều người mơ ước có được cơ hội này. Tống Hoằng biết được ý của Hoàng thượng, lập tức nói với Hoàng thượng hai câu: “Bần tiện chi giao bất khả vong, tào khang chi thê bất hạ đường”.

Ý nghĩa câu này là có rất nhiều bạn bè giúp đỡ khi chúng ta gặp khó khăn, bần cùng, thì khi chúng ta thật sự đã phát đạt, tuyệt đối không được quên những người bạn này. “Tào khang chi thê”, tào khang là chỉ phần cám gạo thô xấu, nghĩa là không nên bỏ người vợ chính thức đã cùng ta vất vả tạo dựng sự nghiệp.

Tống Hoằng nói chuyện rất có học vấn. Nếu như vua hỏi: “Khanh có đồng ý cưới chị ta không?” mà ông trả lời với vua: “Thần không thể bỏ người vợ tào khang được, Hoàng thượng không biết sao?”, thì khi đó vua sẽ như thế nào? “Sao khanh chẳng nể mặt ta vậy?”. Vì vậy, Tống Hoằng nói chuyện từng bước một. Trước tiên ông nói bạn bè thuở còn hàn vi thì không thể quên. Ông dừng lại một chút để nhà vua suy nghĩ: “Đúng rồi, đời người thì phải xem trọng tình nghĩa”.

Tiếp theo, ông nói không thể bỏ người vợ đã từng cùng mình vất vả được, thì vua sẽ không làm khó ông. Vì vậy nói chuyện phải có nghệ thuật, thứ tự nói chuyện trước sau rất quan trọng. Giống như quý vị muốn khuyên một người bạn, quý vị vừa gặp mặt liền nói: “Hôm nay tôi sẽ nói một số khuyết điểm của anh” thì nhất định họ sẽ nghẹn lời.

Quý vị nên nói với họ gần đây họ có nhiều điều rất tốt, nói ra một, hai điều tốt của họ, rồi sau đó mới nói đến việc nên cải thiện. Như vậy chính là nói theo thứ tự. Chúng ta cũng phải tùy thuận theo tình cảm của con người, gọi là “nhân tình thấu hiểu tức văn chương”.

Tống Hoằng đã từ chối vua, từ chối công chúa Hồ Dương. Tình nghĩa như vậy, khí tiết như vậy không chỉ ảnh hưởng đến gia đình của ông, mà còn ảnh hưởng đến bá quan văn võ của cả triều đình, thậm chí còn ảnh hưởng đến người đọc sách của ngàn năm sau. Người đọc sách cũng có lúc nghĩ rằng, gần đây họ càng lúc càng giàu sang, định bụng muốn đổi vợ, chợt nghe được câu chuyện này thì họ sẽ từ bỏ ý nghĩ đó. Cái chính khí hạo nhiên này có thể đứng sừng sững giữa trời đất.

Tôi cũng tin rằng khi Tống Hoằng từ chối việc này, có lẽ trong khoảng thời gian dài, tất cả bá quan văn võ tuyệt đối không dám bỏ vợ. Vì vậy, thái độ của người đọc sách là: “Hành động có thể đời đời làm đạo cho thiên hạ, hành vi có thể đời đời làm khuôn phép cho thiên hạ, nói năng có thể đời đời làm chuẩn mực, phép tắc cho thiên hạ”. Họ luôn luôn ấp ủ tinh thần “học vi nhân sư, hành vi thế phạm”.

Cho nên, hành vi của ông mới có thể ảnh hưởng đến nếp sống của xã hội. Chúng ta cũng phải học tâm ý này của Tống Hoằng. Lời nói, hành động, nhất cử nhất động của chúng ta đều phải mong muốn làm thành tấm gương tốt cho mọi người, cho xã hội.

Cần phải giữ tín nghĩa giữa vợ chồng, đây là đạo nghĩa cần phải gìn giữ.

Xem mời xem tiếp phần sau:  “Mượn Đồ Người, Trả Đúng Hẹn” (P6)

Exit mobile version