Trang chủ Đệ tử quy Đệ Tử Quy Chương II: “Người Lớn Đứng, Nhỏ Chớ Ngồi”

Đệ Tử Quy Chương II: “Người Lớn Đứng, Nhỏ Chớ Ngồi”

0
Đệ Tử Quy Chương II: "Người Lớn Đứng, Nhỏ Chớ Ngồi"

Đệ Tử Quy Chương II: “Người Lớn Đứng, Nhỏ Chớ Ngồi”

Đệ Tử Quy Chương II: “Người Lớn Đứng, Nhỏ Chớ Ngồi”. Khi người lớn đứng thì người nhỏ chúng ta không được ngồi. Khi người lớn bảo chúng ta ngồi thì chúng ta mới ngồi. Đây là lễ nghi tiến thoái.

6. Kinh văn – Đệ Tử Quy

“Trưởng giả lập, ấu vật tọa. Trưởng giả tọa, mệnh nãi tọa”.

Người lớn đứng, nhỏ chớ ngồi. Người lớn ngồi, cho phép ngồi”.

Khi người lớn đứng thì người nhỏ chúng ta không được ngồi. Khi người lớn bảo chúng ta ngồi thì chúng ta mới ngồi. Đây là lễ nghi tiến thoái. Học lễ nghi cũng phải học cho linh hoạt, không nên học cứng nhắc. Ví dụ nhìn thấy người khác thì phải hành lễ, phải cúi chào, nhưng khi quý vị đang trong thang máy rất chật hẹp, bỗng nhiên nhìn thấy chú của quý vị đến, quý vị có nên cúi chào ông không?

Nếu cúi chào thì có thể người bên cạnh đều bị quý vị hất qua một bên. Cho nên học lễ phải vận dụng cho linh hoạt. Vừa rồi giáo sư Trương cũng nói khi trong nhà vệ sinh thì không nên hành lễ cúi chào, mà đợi đi ra rồi hãy chào. Chúng ta phải tùy theo tình thế, tùy tình hình mà vận dụng.

Có một vị thầy giáo cũng đã học “người lớn ngồi, cho phép ngồi”. Khi ông đến một đơn vị khác để trao đổi với người phụ trách nơi đó, đối phương là người nữ, cả hai đứng nói chuyện rất lâu thì người phụ nữ này liền ngồi xuống. Nhưng bởi vì thầy giáo của tôi xem cô là người lớn, “Người lớn đứng, nhỏ chớ ngồi. Người lớn ngồi, cho phép ngồi”, người lớn chưa cho phép nên ông vẫn tiếp tục đứng.

Người phụ nữ này nói chuyện cứ phải ngước mặt lên, bởi vì ông rất cao mà cô thì ngồi, nên cô cảm thấy đầu rất mỏi. Cô nói: “Anh ngồi xuống đi, cổ của tôi sắp không chịu nổi rồi!”. Khi chúng ta nhìn thấy người khác cứ phải ngước đầu lên nhìn, thì không cần đợi người lớn bảo chúng ta ngồi, chúng ta cứ ngồi xuống thật tự nhiên. Học không nên học cứng nhắc.

Đệ Tử Quy Chương II: "Người Lớn Đứng, Nhỏ Chớ Ngồi"
Đệ Tử Quy Chương II: “Người Lớn Đứng, Nhỏ Chớ Ngồi”

Có một bé gái khoảng chừng vài ba tuổi, một hôm đi dạo chơi cùng với cha mẹ và bà ngoại trong công viên. Cha của bé ngồi đó xem báo, cô bé thì ngồi trên chiếc ghế dài. Bỗng nhiên bà ngoại của cô bé đi đến, cô bé liền nhảy xuống. Bởi vì chiếc ghế đó tương đối cao, cô bé nhảy xuống không đứng vững nên chúi về phía trước, ngã xuống.

Bà ngoại và cha của cô bé đều cảm thấy rất kỳ lạ, liền vội vàng đứng lên đỡ cô bé dậy và hỏi: “Con làm gì mà phải nhảy xuống vậy?”. Cô bé trả lời: “Người lớn đứng, nhỏ chớ ngồi, bởi vì bà ngoại đến nên con vội vàng nhảy xuống”. Việc này khiến người cha rất xấu hổ. Cả bà ngoại đến người cha vẫn thờ ơ ở đó xem báo, vậy mà đứa con gái mới hai – ba tuổi của anh đã biết đứng lên chào bà và nhường chỗ.

Hậu sinh khả úy! Đứng trước những em bé học sách Thánh Hiền này, chúng ta cũng cố gắng học tập giống như các em vậy, thực hiện được “Đệ Tử Quy”.

7. Kinh văn – Đệ Tử Quy

“Tôn trưởng tiền, thanh yếu đê. Đê bất văn, khước phi nghi”.

Trước người lớn, phải nói nhỏ. Nhỏ không nghe, không đúng phép.

Việc này cũng là lễ phép khi nói chuyện. Đứng trước người lớn thì cũng phải nói nhỏ nhẹ một chút, nếu không sẽ ảnh hưởng đến cuộc nói chuyện của người lớn. Trẻ nhỏ hiện nay đối với việc lúc nào nên nói chuyện, lúc nào không nên nói chuyện hay bị thiếu sót. Thường khi những đứa trẻ gặp nhau thì không thể kiềm chế được, chúng la hét ầm ĩ làm náo loạn trời đất.

Vào lúc này người lớn chúng ta cần phải ngăn chặn đúng lúc, nếu không khi chúng đã thành thói quen rồi thì rất khó dạy dỗ chúng. Do đó, phát hiện các em nói chuyện rất lớn tiếng ảnh hưởng đến người lớn nói chuyện thì phải nhanh chóng nhắc nhở: “Các con hãy nói nhỏ một chút!”. Có một số vị trưởng bối nói: “Nói nhỏ một chút!”, trẻ liền nói nhỏ ngay.

Nhưng nói nhỏ được ba phút chúng lại không kiềm chế được. “Nói nhỏ một chút đi!”. Sau đó được ba phút lại không hiệu quả. Vị trưởng bối lại nói: “Thôi đi, thôi đi! Cứ mặc kệ chúng nó!”. Như vậy có đúng không? Không đúng. Cho nên, giáo dục cần phải thật nhẫn nại mới được.

Người xưa rất nhấn mạnh đạo trung dung. Thật ra đạo trung dung biểu hiện trong đời sống thường ngày của một người. Ví dụ mặc quần áo có cần đạo trung dung hay không? Mặc quá nhiều thì rất nóng, mặc quá ít thì sẽ bị lạnh. Ăn cơm thì sao? Ăn quá nhiều thì bị đau dạ dày, ăn quá ít thì sẽ bị đói. Nói chuyện có cần trung dung hay không? Cần.

Cho nên, “trước người lớn, phải nói nhỏ”. Nhưng nếu như nói chuyện với người lớn mà nói không rõ ràng thì rất thất lễ. Vì vậy,“nhỏ không nghe, không đúng phép”. Nói chuyện với người lớn phải làm sao cho người lớn nghe rõ ràng chúng ta đang nói gì.

Xin mời xem tiếp phần sau: Đến phải nhanh, lui phải chậm. Khi hỏi đáp, mắt nhìn thẳng.

Exit mobile version